Quan tâm đầu tư, xây dựng một đội ngũ bác sĩ, chuyên gia tâm lý thể thao cho các đội tuyển, các VĐV đặt biệt ở những môn trọng điểm là điều thể thao Việt Nam đang rất cần nếu không muốn cứ mãi tình trạng "tập kêu tốt xịt" vì run.
Dương Thuý Vi đã mang về tấm HCĐ cho wushu Việt Nam tại ASIAD 19 bằng cuộc ngược dòng bất ngờ và thú vị. Sáng 27/9, Thúy Vi có kết quả thi phần kiếm thuật (trong nội dung kép kiếm thuật và thương thuật) không được tốt và xếp hạng 6 - thứ hạng khiến hầu hết đều nhận định cô khó giành huy chương. Tuy nhiên Thuý Vi khiến tất cả việt vị. Cô đã thi đấu rất tốt trong màn thi thương thuật diễn ra vào buổi chiều, để rồi xếp hạng 2 phần thi này và chung cuộc giành HCĐ.
Một ngày sau, Phạm Quang Huy giải cơn khát Vàng ASIAD 19 cho thể thao Việt Nam cũng bằng phong thái nhẹ nhàng như Vi.
Thuý Vi và Quang Huy đều làm được điều tưởng dễ mà không hề dễ: kiểm soát được tâm lý thi đấu. Nguyễn Huy Hoàng sau khi không thể giành huy chương ở nội dung sở trường 1500m tự do thừa nhận, anh bị rơi vào trạng thái lo lắng, hơi run do vậy tâm lý không ổn định. Kình ngư gốc Quảng Bình đã lấy lại được sự cân bằng, bước vào nội dung 800m rồi 400m không phải sở trường với tâm thế đi chơi. Và anh đã giành 2 HCĐ.
"Em vào trận với tư cách là một đối thủ cửa dưới, nhưng vẫn cố gắng rình rập và chờ thời cơ. Trong ván đấu đối thủ của em, em tin rằng mình đã có được thế cờ tốt hơn, nhưng vì em đã quá căng thẳng nên đã đánh mất cơ hội. Em thực sự cảm thấy đáng tiếc.
Hệ số của em rất cao, kể cả em có kết quả hòa ván cuối em vẫn có cơ hội đoạt huy chương. Ban đầu, em chọn chiến thuật đánh chắc chắn để bảm đảo an toàn, nhưng khi nhìn thấy sai lầm của đối thủ, em muốn hướng đến chiến thắng và không còn thủ hòa nữa. Em nghĩ rằng mình đã suy nghĩ quá phức tạp. Nếu em chơi đơn giản hơn, kết quả có lẽ đã khác.”
"Đầu tiên, em nghĩ mình đã bị căng cứng về mặt tâm lý sau ván 8. Thứ 2, thế cờ trong ván cuối khá cân bằng, nhưng em ở trong thế buộc phải thắng nên em phải tìm cách cưỡng lên, nhưng không thành công. Đối thủ của em trong ván cuối cũng rất mạnh, là một tay cờ từng lọt vào Top 5 thế giới. Đây cũng là trận đấu mà em bị đánh giá là cửa dưới.”
"Em chưa từng tham dự một giải đấu tầm cỡ như ASIAD, em không chỉ quan tâm đến thành tích cá nhân mà còn phải chú ý đến đồng đội, hay xa hơn là thành tích của cả quốc gia. Ban đầu, em nghĩ rằng Top 8 đã là một thành công với cá nhân em, nhưng đã có thời điểm, em đã rất gần với tấm huy chương. Em đã nghĩ hơi xa xôi, nhưng kết quả chung cuộc lại không được như mong đợi của em. Đây là một giải đấu vô cùng đáng nhớ trong sự nghiệp của em."
Quan tâm đầu tư, xây dựng một đội ngũ bác sĩ, chuyên gia tâm lý thể thao cho các đội tuyển, các VĐV đặt biệt ở những môn trọng điểm là điều thể thao Việt Nam đang rất cần nếu không muốn cứ mãi tình trạng "tập kêu tốt xịt" vì run.