Iran quá mạnh: Việt Nam sẵn sàng tâm lý bại trận, tại sao không?

thứ sáu 11-1-2019 3:39:00 +07:00 0 bình luận
Sau những thành công vang dội trong năm 2018, bản thân HLV Park Hang Seo cũng chia sẻ, ông sẵn sàng đón nhận tâm thế của kẻ thất bại. “Chẳng có gì là mãi mãi. Bạn phải sẵn sàng đối mặt với tất cả. Tôi cũng vậy, hàng ngày tôi làm tốt công việc của mình. Tôi biết, một ngày nào đó thôi, mọi thứ hoàn toàn sẽ không còn như mình mong muốn nữa."

Việt Nam thất bại 2-3 trước Iraq trong trận ra quân bảng D Asian Cup 2019. Iran vùi dập Yemen tới 5 bàn không gỡ dù chưa tung ra đội hình mạnh nhất. Bóng đá không có tính chất bắc cầu nhưng kết quả đó đủ thấy, Iran quá mạnh so với Việt Nam.

Trước đối thủ mạnh như vậy, thất bại là điều khó tránh khỏi. Song, tâm lý đón nhận thất bại có thật sự tốt với ĐT Việt Nam ở thời điểm này?

Brian Tracy, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Brian Tracy International, một công ty chuyên đào tạo và phát triển cho cá nhân và tổ chức, nói: “Hãy để thất bại dẫn dắt bạn đạt đến thành công ở một cột mốc xa hơn so những gì bạn tưởng tượng. Chấp nhận thất bại là điều rất quan trọng, bởi nó tiếp cho ta thêm sức mạnh và sự dũng cảm để đào sâu, tìm hiểu về bản thân cũng như về những gì đã làm nên con người mình”.

Nhà chuyên gia tâm lý từng tư vấn cho hơn 1.000 công ty với hơn 5.000.000 người trên 70 quốc gia này nhìn thất bại theo hướng tích cực. Ông nói thêm: “Nếu không có thất bại, chúng ta sẽ tiếp tục đi mà không hình dung được sự rộng lớn của bức tranh phía trước. Điều đó rất quan trọng để đạt được thành công thật sự.”

Thực tế, đón nhận thất bại cũng là cách không hề tồi trong bóng đá. Nó chỉ được chia sẻ khi trận đấu đã trôi qua hay chiến dịch đã kết thúc. “Biết mình, biết ta, trăm trận, trăm thắng”. Đó mới là mấu chốt quan trọng trong mỗi trận đấu, trong mỗi chiến dịch.

Ở ASIAN Cup 2019, thất bại chưa phải là hết. Thậm chí, một thất bại với tỷ số sít sao ở vòng bảng còn mở toang cánh cửa vào knock-out. Nó khác so với câu “cửa miệng” mà Jose Mourinho hay dùng, rằng: Thua 0-1 cũng như thua 0-10.

Iran quá mạnh: Việt Nam sẵn sàng tâm lý bại trận, tại sao không?
Thất bại cũng là cách dẫn lối chơi thành công.

Sau những thành công vang dội trong năm 2018, bản thân HLV Park Hang Seo cũng chia sẻ, ông sẵn sàng đón nhận tâm thế của kẻ thất bại. “Chẳng có gì là mãi mãi. Bạn phải sẵn sàng đối mặt với tất cả. Tôi cũng vậy, hàng ngày tôi làm tốt công việc của mình. Tôi biết, một ngày nào đó thôi, mọi thứ hoàn toàn sẽ không còn như mình mong muốn nữa. Thậm chí, mọi thứ sẽ sụp đổ một cách nhanh chóng và bạn sẽ bị chỉ trích nặng nề. Đó là một phần của bóng đá”.

Thế nhưng, chính tâm lý sẵn sàng đón nhận thất bại lại mang đến ý nghĩa tích cực sau đó. Sau khi AFF Cup 2018 kết thúc, trung vệ Đình Trọng tiết lộ, ĐT Việt Nam đã chuẩn bị sẵn tâm lý có thể sẽ phải đón nhận kết quả không tốt trước Malaysia trên sân khách dù sớm có 2 bàn thắng dẫn trước.

Hay như cựu tuyển thủ QG Minh Phương cũng gián tiếp nói về tâm lý sẵn sàng đón nhận thất bại, rằng, đã vào đến tứ kết Asian Cup 2007 là thành công quá bất ngờ nên các cầu thủ rất thoải mái trước trận tứ kết với Iraq.

Một năm 2018 thành công chưa thể nâng tầm cao mới cho bóng đá Việt Nam. Một chiến thắng bất ngờ 4-1 trước Olympic Iran ở ASIAD 2014 chưa thể khẳng định chúng ta đã tiệm cận với trình độ Iran. Thế nhưng, thực tế lại chỉ ra rằng, một thất bại 0-1 trước Iran sẽ mở toang cơ hội cho ĐT Việt Nam cho mục tiêu lọt vào vòng knock-out ở Asian Cup 2019.
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm