Lịch sử trang phục tuyển Đức: Màu cờ khác sắc áo!

thứ năm 7-7-2016 22:43:41 +07:00 0 bình luận
Thông thường, trang phục thi đấu của các ĐTQG đều có màu sắc gợi sự liên tưởng tới quốc kỳ, nhưng Die Mannschaft rõ ràng là ngoại lệ.

Thông thường, trang phục thi đấu của các ĐTQG đều có màu sắc gợi sự liên tưởng tới quốc kỳ, nhưng Die Mannschaft rõ ràng là ngoại lệ.

Đức chưa từng có trang phục đủ màu Đen – Đỏ - Vàng

Bằng chứng là quốc kỳ Đức hiện có 3 màu Đen – Đỏ - Vàng, nhưng màu áo đấu chính thức của ĐTQG xuyên suốt chiều dài lịch sử gần như luôn là áo trắng – quần đen (năm 1908 và World Cup 2014 là những ngoại lệ hiếm hoi).

Trang phục chính thức của Tuyển Đức mọi thời đại.

Trang phục chính thức của Tuyển Đức mọi thời đại.

Không chỉ vậy mà cho tới tận World Cup 1994, áo phụ được Đức dùng khi sắm vai đội khách đều có màu xanh lá cây và họ tiếp tục dùng lại màu này ở VCK EURO 2012 cũng như cách điệu ở VCK EURO 2016.

Chỉ có 2 lần Đức dùng trang phục phụ là áo đen, quần trắng tại EURO 2004 và World Cup 2010, và dùng màu đỏ làm chủ đạo trong 3 năm dự Confederations Cup 2005, World Cup 2006 và EURO 2008.

World Cup 2014 là một giải đặc biệt với Đức, vì trang phục chính là áo trắng – quần trắng (tương tự năm 1908 nhưng khác ở chỗ thời trước còn có mảng màu đen rất lớn trước ngực).

Trang phục của Đức khi sắm vai đội khách.

Trang phục của Đức khi sắm vai đội khách.

Nhưng có sự thật chắc chắn là chưa bao giờ Tuyển Đức có trang phục hội đủ 3 màu Đen – Đỏ - Vàng của quốc kỳ. Một số thiết kế đã miễn cưỡng đưa cả 3 màu này vào, nhưng chúng rõ ràng chỉ sắm vai họa tiết hơn là màu chủ đạo.

Áo đấu Trắng – Đen theo màu cờ của đế quốc Phổ

Điều khác thường này thật ra liên quan rất sâu tới lịch sử của nước Đức. Bởi khi LĐBĐ Đức (DFB) thành lập năm 1900, nước Đức như hiện nay thật ra vẫn chưa tồn tại.

Cờ của nước Phổ.

Cờ của nước Phổ.

Vào thời đó, Đức chỉ là liên minh của các vương quốc và đế quốc. Trong nhóm này, Phổ là đế quốc lớn nhất và mạnh nhất, nên thời đó Đức thường được gọi là Phổ.

Do đó, DFB mới có ý nghĩ lấy lá cờ có 2 màu Trắng – Đen của đế quốc Phổ làm màu áo cho đội tuyển.

Màu sắc đơn điệu như vậy thật ra còn giúp DFB dễ tìm nhà may để may quần áo cho đội bóng, cụ thể là một tiệm tại Frankfurt.

Lại thêm lúc đó người Đức không quá chú trọng tới việc mặc áo thể thao ra đường tập luyện, hãng Adidas chỉ tập trung sản xuất bóng cùng giày cho DFB và mãi tới thập niên 1980 mới bắt đầu thiết kế trang phục cho ĐTQG.

Áo trắng quần đen đã trở thành trang phục chính thức của Đức từ lâu.

Áo trắng quần đen đã trở thành trang phục chính thức của Đức từ lâu.

Câu chuyện nổi tiếng nhất về mối quan hệ này là tại Berlin 1954, khi Adi Dassler huyền thoại của Adidas sáng tạo ra những chiếc đinh giày bóng đá đầu tiên giúp đội nhà thắng “Đội tuyển vàng” Hungary trên mặt sân lầy lội.

Phải đợi tới năm 1965, Erima – một chi nhánh của Adidas mới xin bản quyền đầu tiên để thiết kế trang phục thi đấu cho Tuyển Đức, cho dù hãng này đã tài trợ cho ĐTQG từ thập niên 50.

Màu xanh lá cây ở đâu ra?

Bởi áo trắng – quần đen đã trở thành trang phục chính thức của Tuyển Đức, DFB phải đối mặt với chọn lựa khó khăn khi phải quyết định màu áo phụ khi dự VCK World Cup 1954 đánh dấu sự trở lại của họ sau thời gian bị cấm vận vì Thế chiến 2.

Đến lúc đó, DFB chợt nhận ra cả 3 màu Đen – Đỏ - Vàng trên quốc kỳ đều không thích hợp.

Màu đen lúc ấy là tối kỵ, vì đó là màu trang phục đặc trưng của lực lượng SS của Đảng Quốc xã nên dễ khiến toàn châu Âu bài xích.

Màu đỏ cũng không ổn vì đó là màu tượng trưng của Đảng quốc xã, nên các thành viên của DFB buộc phải bỏ qua vào thời điểm nhạy cảm ấy.

Ngặt nỗi là màu vàng cũng không được, vì thời đó chỉ có truyền hình trắng đen, nên màu vàng trông chẳng khác màu trắng.

Áo phụ màu xanh lá cây của Đức.

Áo phụ màu xanh lá cây của Đức.

Vậy là rốt cuộc, DFB phải chọn màu xanh lá cây như trên logo mới của tổ chức này, nhưng tại sao DFB chọn màu xanh lá cây cho logo của họ thì chắc chỉ có họ mới biết.

Thật ra vì chào đời tại Leipzig ở phía Bắc nên ban đầu, DFB tạo biểu tượng lấy 3 màu chủ đạo Đen – Trắng – Đỏ dựa theo màu cờ của Liên hiệp phương Bắc.

Mãi tới năm 1926, DFB mới dùng logo có màu xanh lá cây cho tới tận nay.

Logo của DFB theo thời gian.

Logo của DFB theo thời gian.

Hiện có giải thuyết cho rằng DFB chọn màu xanh lá cây là nhằm kỷ niệm đối thủ đầu tiên Đức gặp sau Thế chiến 2 là Ireland mặc áo xanh, nhưng lịch sử rõ ràng bác bỏ quan niệm này, chưa kể đối thủ thật sự ở thời điểm đó là Thụy Sĩ.

Giả thuyết khác có vẻ thuyết phục hơn khi cho rằng DFB chọn màu xanh lá cây vì màu này ở tiếng Đức có vài nghĩa. Trước hết, màu xanh lá cây chính là màu cỏ trên sân. Kế đến, màu xanh lá cây có nghĩa là lớn lên, hoặc phát triển.

Nhưng dù ý nghĩa tồn tại còn mù mờ như vậy, màu xanh lá cây hiện vẫn sắm vai trò chủ đạo trên áo đấu phụ của Đức.

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm