Tuyển Bỉ với sứ mệnh đoàn kết dân tộc

thứ tư 29-6-2016 17:50:54 +07:00 0 bình luận
Ở nhánh gồm các đối thủ vừa tầm, thế hệ vàng của Bỉ có cơ hội vô địch EURO mà nếu đúng vậy, đấy là dịp hiếm hoi cả nước này cùng nhìn về một hướng.

Ở nhánh gồm các đối thủ vừa tầm, thế hệ vàng của Bỉ có cơ hội vô địch EURO mà nếu đúng vậy, đấy là dịp hiếm hoi cả nước này cùng nhìn về một hướng.

Cơ hội tốt vô địch EURO

Tính đến thời điểm này, cơ hội gây sốc của thầy trò Marc Wilmots rất lớn, không chỉ vì họ vừa ung dung vượt qua rào cản đầu tiên của vòng 1/8 là Hungary.

Bởi lẽ, đối thủ sắp tới là Wales hầu như chỉ dựa vào tài năng của Gareth Bale, ngôi sao chưa hẳn áp đảo một số trụ cột của Bỉ như Eden Hazard hay Kevin de Bruyne.

Còn nếu vào tứ kết, Bỉ có thể gặp Ba Lan có hàng thủ chắc, nhưng dàn công thiếu sắc bén nên rất có thể chỉ đành nằm im cho “Quỷ đỏ” mặc tình vùi dập, hoặc Bồ Đào Nha của Cristiano Ronaldo đang chơi dưới sức.

Nếu vào được đến chung kết, Bỉ nhiều khả năng sẽ gặp một đội mạnh đang kiệt sức như Italia do phải lần lượt khổ chiến với Tây Ban Nha, Đức, Pháp…

Sau khi vươn lên số 1 trên BXH FIFA tháng 12/2015, “thế hệ vàng” của Bỉ đang hứa hẹn tiến xa hơn tại World Cup 2014 khi chỉ vào tới tứ kết.

Sau khi lên số 1 BXH FIFA tháng 12/2015, “thế hệ vàng” của Bỉ đang hứa hẹn tiến xa hơn tại World Cup 2014 khi chỉ vào tới tứ kết.

Nói cách khác, sau khi vươn lên số 1 trên BXH FIFA tháng 12/2015, “thế hệ vàng” còn gồm có Romelu Lukaku, Toby Alderweireld… đang hứa hẹn tiến xa hơn tại World Cup 2014 khi chỉ vào tới tứ kết, thậm chí vượt quá kỳ tích của “thế hệ vàng” khác ở thập niên 70-80 với các ngôi á quân EURO 1980, hạng 3 EURO 1972 và vào bán kết World Cup 1982. 

Mâu thuẫn thực chất là do lợi ích kinh tế

Vào ngày mà thầy trò Marc Wilmots lên đỉnh vinh quang, đấy ắt hẳn là lúc xung đột lợi ích giữa những người nói tiến Hà Lan với những đồng hương nói tiếng Pháp tại Bỉ phải tạm thời đình chiến để nhường chỗ cho niềm vui chiến thắng.

Đấy là một thực tế đáng buồn ở Bỉ, cho dù tình trạng không đến nỗi thảm khốc như cảnh nội chiến ở Bờ Biển Ngà mà Didier Drogba cùng đồng đội từng chứng kiến.

Cụ thể là Bỉ hiện chia làm 2 vùng rõ rệt: Khu Flanders ở phương bắc gồm toàn dân nói tiếng Hà Lan và khu Wallonia phía nam gồm ngoài người nói tiếng Pháp.

Thật ra xen giữa ở vùng đông nam sát biên giới Đức còn có cộng đồng nói tiếng Đức, nhưng số lượng cực nhỏ chỉ chiếm chưa đầy 1% dân số Bỉ nên mãi tới năm 1980 mới được công nhận là ngôn ngữ chính thức khác.

Huyền thoại Enzo Scifo dân vùng Wallonia từng ngó lơ các cầu thủ Flanders.

Huyền thoại Enzo Scifo dân vùng Wallonia từng ngó lơ các cầu thủ Flanders.

Dân Flanders cùng Wallonia cùng tham gia lực lượng thành lập nước Bỉ ngay từ trước lúc Léopold được tôn làm Vua Bỉ đầu tiên trong chế độ quân chủ tồn tại tới nay.

Trớ trêu là xung đột bắt nguồn ngay từ đấy, khi nhà nước non trẻ coi tiếng Pháp là ngôn ngữ duy nhất dùng trong chính trường và tòa án, khiến dân Flanders chịu thiệt do chỉ nói được tiếng Hà Lan.

Nguyên nhân tạo ra sự bất công ấy thực chất là do lợi ích kinh tế, nhất là nếu nhớ rằng ở thế kỷ 19, Wallonia từng nổi tiếng với ngành công nghiệp nặng nên còn được gọi là “thành phố của nhiệt” với các nhà máy thép và luyện kim đua nhau mọc lên như nấm sau mưa.

Nhưng từ thập niên 60 của thế kỷ trước, ngành công nghiệp nặng ở Wallonia nhanh chóng suy thoái do không chịu nổi sự cạnh tranh đến từ vùng Ruhr (Đức).

Hai vùng ngôn ngữ muốn chia đôi đất nước

Vậy là quyền lực ngôn ngữ ở Bỉ đổi chiều, khi dân vùng Flanders tận dụng bờ biển và bến cảng để làm giàu, chưa kể còn khai thác dầu khí. Trong giai đoạn gió đảo chiều ấy, Antwerp thậm chí còn trở thành một trong những hải cảng lớn nhất châu Âu.

Phân cách giàu nghèo ngày càng tăng do từ năm 1970, chính quyền Bỉ chia đất nước làm 3 công đồng dựa trên ngôn ngữ Pháp, Hà Lan và Đức để mỗi cộng đồng tự chịu trách nhiệm trong các lĩnh vực như dạy học, văn hóa, gia đình và chính sách cho giới trẻ.

Hậu quả là tới nay, Bỉ không cách nào có được một tờ báo quốc gia, hoặc kênh truyền hình hay truyền thanh đại biểu cho đất nước. Đấy là do khi bầu cử, dân vùng Flanders không được phép bỏ phiếu cho chính trị gia Wallonia và ngược lại.

NHM Bỉ hầu như nhất trí chọn Marc Wilmots chỉ vì ông này nói được cả 3 thứ tiếng chính thức là Pháp, Hà Lan và Đức!

NHM Bỉ hầu như nhất trí chọn Marc Wilmots chỉ vì ông này nói được cả 3 thứ tiếng chính thức là Pháp, Hà Lan và Đức!

Mâu thuẫn càng tăng tới mức vào thập niên 80, các chính trị gia xứ Flanders khơi mào chiến dịch tách khỏi nước Bỉ. Lý do họ đưa ra lại cũng do lợi ích kinh tế, khi cảm thấy Flanders đang bị vùng Wallonia kéo xuống, phần nào do dân Wallonia dường như lười làm việc nên tỷ lệ thất nghiệp cao gấp đôi Flanders.

Đến tháng 12/2006, thế giới tưởng chừng Bỉ đã chia đôi, khi RTBF – kênh tin tức nói tiếng Pháp bỗng dừng ngang chương trình đang phát để thông báo sự kiện Flanders tuyên bố độc lập.

Nhiều người Bỉ và các lãnh sự quán nước ngoài đã tin điều đó, cho đến khi được biết đấy chỉ là tin đểu với mục đích tạo tranh luận trong nước về vấn đề ly khai. 

Sứ mệnh tuyển Bỉ và niềm tin vào Marc Wilmots

Tình hình của Bỉ rối ren tới mức vào năm 2010, nước này trải qua 589 ngày không có chính phủ, một kỷ lục thế giới.

Mâu thuẫn thậm chí còn kéo tới ĐTQG, khi NHM hầu như nhất trí chọn Marc Wilmots chỉ vì ông này nói được cả 3 thứ tiếng chính thức là Pháp, Hà Lan và Đức! Do đó, người Bỉ không lo ông bỏ qua bất cứ cầu thủ xứ nào chỉ vì không biết tiếng nói của họ để trao đổi.

Điều thú vị là khi đưa ra chọn lựa ấy, người Bỉ có lẽ cũng thầm muốn Marc Wilmots sắm vai trò… đoàn kết dân tộc, vì ông người xứ Wallonia nhưng lấy vợ vùng Flanders.

Bản thân HLV này cũng tâm sự: “Chính trị đang chia cắt dân Bỉ, nhưng với vai trò HLV ĐTQG, tôi có thể đoàn kết mọi người”.

Hình ảnh có lẽ chỉ thấy trong bóng đá, khi dân Flanders Jan Vertonghen chia vui với Axel Witsel, người vùng Wallonia

Hình ảnh có lẽ chỉ thấy trong bóng đá, khi dân Flanders Jan Vertonghen chia vui với Axel Witsel, người vùng Wallonia

Sở dĩ Marc Wilmots tự tin như vậy còn do các tuyển thủ Bỉ thật ra cũng không bài xích nhau theo kiểu khi vào bàn ăn, người xứ Flanders không thèm ngồi chung với dân Wallonia như các chính trị gia cường điệu.

Danh thủ Eden Hazard thẳng thắn tuyên bố: “Tôi lên tuyển để chơi cùng các đồng đội người Bỉ, chứ không phải đá với các đồng hương Flanders”.

Bên cạnh đó, Tuyển Bỉ êm đềm phần nào còn do sự hiện diện của đám con lai. Chẳng hạn như cha của các tiền đạo Divock Origi và Romelu Lukaku đều từng khoác áo các tuyển Kenya và Zaire, trong lúc Axel Witsel, Marouane Fellaini, Radja Nainggolan hoặc Kevin de Bruyne đều không phải dân Bỉ chính cống.

Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng giúp Tuyển Bỉ nói riêng và nước Bỉ nói chung có lẽ chẳng bao giờ tan rã như lo ngại là nhờ khái niệm “thỏa hiệp”. Đặc tính này lớn tới mức thành ngữ Pháp có cụm từ “Compromis à la Belge” nghĩa là “thỏa hiệp như người Bỉ”.

Ý nghĩa của cụm từ ấy rất đơn giản: Cho dù có bất cứ xung đột nào, người Bỉ luôn tìm được cách thỏa hiệp để đoàn kết.

Ngay lúc này, giải pháp của họ ắt hẳn là ĐTQG: Thời điểm thầy trò Marc Wilmots đăng quang trên đất Pháp rất dễ trở thành thời khắc mà dân xứ Flanders không ngại giang tay ôm trọn lấy người vùng Wallonia hay ngược lại. Vinh quang như thế mới kỳ diệu làm sao!

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm