Cặp chị em họ kỳ lạ của bóng chuyền Việt Nam đã thành công như thế nào?

Thái Hà
thứ sáu 31-7-2020 12:00:01 +07:00 0 bình luận
Bóng chuyền Việt Nam chứng kiến không ít những cặp chị em thành công trên sân bóng, song với cặp chị em họ Phạm Thị Yến, Đỗ Thị Minh đó lại là câu chuyện đáng được nhắc đến nhiều lần.

Nhắc tới cái tên Phạm Thị Yến, người hâm mộ bóng chuyền Việt nam nhớ ngay đến cô nàng chủ công xinh đẹp của đội bóng chuyền nữ BTL Thông tin - LienVietPostBank và đội tuyển quốc gia Việt Nam. Cô sinh ngày 20/10/1985 từng giữ vị trí đội trưởng tại đội tuyển bóng chuyền nữ quốc gia.

Phạm Thị Yến là một trong những chủ công thuộc thế hệ vàng của bóng chuyền Việt Nam sở hữu chiều cao, sức bật tốt cùng khả năng tấn công lẫn phòng thủ thuộc hàng cừ khôi. . Phạm Thị Yến còn có khả năng nhảy phát bóng tấn công uy lực . Đến với bóng chuyền từ năm 14 tuổi nhưng bị cả nhà phản đối, ngay cả HLV đầu tiên đã nhận Yến vì thích chiều cao, sau đó đã khuyên không nên theo vì không có năng khiếu. 

Phạm Thị Yến và cô chị họ Đỗ Thị Minh tại CLB bóng chuyền nữ BTL Thông tin - LienVietPostBank

Việc đội bóng Hà Nam bị giải tán vào năm 2001, và chị là một trong vài trường hợp được giữ lại thêm một thời gian chờ lãnh đạo "hậu xét" đã trở thành cơ may để đưa cô nàng xinh đẹp đến với đội bóng chuyền nữ BTL Thông tin - LienVietPostBank. Chỉ sau đúng 1 năm ăn tập tại đây, cô hội đủ mọi yếu tố để vươn tới đỉnh cao.

Sở hữu nền tảng thể lực sung mãn, khả năng di chuyển linh hoạt, mức bật đà 3,05 m để có thể tung ra những cú dứt điểm như “búa bổ” trong mọi tình huống, Yến luôn là nỗi ác mộng của mọi hàng chắn đói phương. Từ năm 2003, Yến khuynh đảo các sân chơi quốc nội và cùng với Bùi Thị Huệ tạo thành cặp “sát thủ” ở đội tuyển quốc gia.

Phạm Yến luôn là một tay đập biên số má và bỏ bóng đầy tinh quái của làng bóng chuyền nữ Việt Nam. Cũng chính Phạm Yến đã truyền cảm hứng cho người chị họ đến với bóng chuyền, để rồi bóng chuyền nữ Việt Nam có thêm 1 cô chủ công số má khác mang tên Đỗ Thị Minh. 

Phạm Thị Yến Và Đỗ Thị Minh trên đội 1 CLB bóng chuyền nữ BTL Thông tin - LienVietPostBank

Đỗ Thị Minh sinh ngày 3/8/1988 là chủ công vào loại thấp nhất của các lứa ĐTQG. Sở hữu chiều cao chỉ với 1m74, một mức dưới chuẩn của bóng chuyền Việt Nam chứ chưa nói đến quốc tế. Chính vì thế nên khi cô bé 14 tuổi quê Hà Nam lặn lội lên Hà Nội ứng tuyển vào "nôi" Thông tin đã bị lắc đầu ngay bởi thiếu tới 3 cm so với định mức tối thiểu 1m65 của tuyến trẻ.

Các nhà tuyển trạch còn ngán ngẩm hơn bởi chân cô cũng rất ngắn, lại càng không tương xứng với cân nặng, có nghĩa là theo dự báo bình thường chị sẽ không phát triển được chiều cao. Tưởng như bị loại chắc, song thật may mắn cho Minh khi một huấn luyện viên đã đặc biệt chú ý tới một đặc điểm dị thường của thiếu nữ này: sải tay rất dài, nhất là đối sánh với các chỉ số của lưng, chân. Nhờ thế, Minh được tạm giữ lại để hậu xét. 

Đỗ Thị Minh đã giải nghệ và đảm đương công tác huấn luyện của CLB bóng chuyền nữ BTL Thông tin - LienVietPostBank

Mất đúng 3 năm, giữa một rừng các ứng viên, chủ công tuổi 17 đã "chen" được vào đội hình chính của BTL Thông tin - LienVietPostBank. Thêm một năm nữa, chị thẳng tiến vào ĐTQG và liên tiếp gặt hái thành công. Suốt thời gian ở tuyển quốc gia, Đỗ Thị Minh cùng em họ Phạm Thị Yến đã luôn là một cặp chủ công số 1 của đội.

Năm 2019 với chức vô địch lần thứ 10 của đội bóng BTL Thông tin - LienVietPostBank là chức vô địch thứ 8 của cá nhân Đỗ Minh trong sự nghiệp thi đấu cho đội bóng áo lính, một kỉ lục. Có lẽ Đỗ Minh là nữ vận động viên vô địch quốc gia bóng nhiều nhất, hơn cả cô em họ bởi năm nay đã chuyển qua làm công tác huấn luyện chứ không còn thi đấu.

Đó cũng là chức vô địch cuối trong sự nghiệp của cô bởi từ năm 2020 này, Đỗ Thị Minh cũng chuyển qua công tác huấn luyện của đội bóng và cô phụ trách tuyển sinh đầu vào của đội bóng chuyền nữ BTL Thông tin - LienVietPostBank.

Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm