Những đội bóng đã biến mất trên bản đồ bóng chuyền chuyên nghiệp Việt Nam

Thu Thảo
thứ ba 3-1-2023 11:06:16 +07:00 0 bình luận
Từng là những cái tên hàng đầu của bóng chuyền Việt Nam, thế nhưng Đức Long Gia Lai, Bưu Điện Hà Nội, Vietsov Petro... đã dừng hoạt động trong sự tiếc nuối của nhiều người.

Cái tên đầu tiên mọi người phải nhắc đến là đội bóng chuyền nam Đức Long Gia Lai. Tập đoàn Đức Long Gia Lai bắt đầu tham gia công cuộc xã hội hóa bóng chuyền từ năm 2009 với cái tên Đức Long - Quân khu 5. Những ngôi sao như chủ công người Thái Lan số 1 Đông Nam Á - Wanchai, thủ quân tuyển quốc gia Nguyễn Hữu Hà…được mua về. Đến năm 2011, cái tên Đức Long Gia Lai chính thức được khai sinh và giành quyền thăng hạng lên chơi ở giải vô địch quốc gia.

Sau 7 năm đầu tư vào bóng chuyền, thành công mà đội bóng này mang lại là rất lớn với bộ sưu tập danh hiệu: 1 chức vô địch, 2 ngôi á quân quốc gia, lọt vào top giữa Cúp C1 châu Á... Tiếc rằng, khi mà Tập đoàn này đang bước vào giai đoạn khởi sắc trong lĩnh vực kinh doanh thì nhiều cầu thủ lại phải dứt áo chia tay. Họ ra đi để lại nỗi nhớ cho những người đã trót yêu đội bóng lắm tiền nhiều của một thời.

Đội hình Đức Long Gia Lai năm xưa

Nhắc đến Bưu Điện Hà Nội là nhắc tới một thời hào hùng của bóng chuyền thủ đô. Nhưng mọi thứ đã gác lại sau mùa giải 2015 khi đó HLV Hoàng Thúy Hằng nghẹn ngào: “Sau khi đội rớt hạng, chúng tôi đã nghĩ đến ngày này. Biết là thế, nhưng mấy ngày nay tâm trạng lúc nào cũng đau đớn khi buộc phải xóa sổ một phiên hiệu mà nhiều năm mình đã gắn bó”.

Bưu Điện Hà Nội đã tuyên bố giải tán sau hơn 40 năm tồn tại với những chiến tích cùng bóng chuyền nữ Việt Nam. Bóng chuyền nữ Hà Nội tự hào từng nuôi dưỡng và đào tạo nhiều tên tuổi có tiếng trong làng bóng chuyền VN như Phạm Thị Rệt, Hoàng Thúy Hằng, Hà Thu Dậu, Trần Mai Hương, Nguyễn Thị Thanh Hoa, Đặng Thị Hồng..., do đó việc giải thể đội khiến người hâm mộ không khỏi chạnh lòng.v

Chuyền hai Đặng Thị Hồng là một trong những cái tên nổi bật trong màu áo Bưu điện Hà Nội

Nói về độ hoành tráng thì Vietsov Petro là cái tên mà chưa đội bóng nào đạt tới, nhưng với tất cả niềm hy vọng vào sự khởi sắc thì những gì CLB để lại là một nốt trầm cho làng bóng chuyền Việt Nam.

Vướng vào những trục trặc về thủ tục trong quá trình chuyển giao đội cho đội Bia Sài Gòn – Thái Bình Dương và không thể giải quyết nên việc “khai tử” đội bóng là cái kết cho những vướng mắc không lời giải đáp ấy. Sau nhiều năm nhắc lại sự biến mất của Vietsov Petro như luồng ánh sáng chiếu vội lên bầu trời rồi vụt tắt mà không để lại dấu ấn nào ngoài những lùm xùm không đáng có.

Đội hình của Vietsov Petro

Với những khó khăn trong đầu tư vào bóng đá, tập đoàn Hòa Phát chuyển hướng sang bóng chuyền và CLB bóng chuyền nữ Hòa Phát Hưng Yên ra đời. Tập đoàn Hòa Phát xây dựng nhà máy trên đất Hưng Yên và chỉ cam kết tài trợ cho bóng chuyền 2 năm, 3/4 quân số trong đội hình là ký hợp đồng ngắn hạn và đã hết hiệu lực thì việc giải thể một đội bóng không có chiều sâu như vậy cũng chỉ là xu thế tất yếu của bóng chuyền ăn xổi.

Bên cạnh đó đội bóng chuyền nữ Bảo Long Hà Tây hồi 2006, chỉ sau 2 năm hình thành với những khoản đầu tư lớn để chiêu mộ cả một lứa cầu thủ trẻ đầy triển vọng của “nôi” bóng chuyền Thái Bình. Nhưng với những lý do về kinh tế, thi đấu bết bát và không có chiều sâu nên việc biến mất trên bản đồ bóng chuyền nước nhà cũng là một điều dễ hiểu.

Các thành viên Dệt Thành Công

Với riêng bóng chuyền nữa Cao su Phú Riềng thì việc biến mất của họ được nằm trong dự tính. Cụ thể, ngành quân đội cho biết đã có chủ trương thu hẹp đầu tư vào các đội thể thao. Chỉ có hai đội bóng chuyền là nữ Thông tin Liên Việt Postbank và nam Thể Công Binh đoàn 15 sẽ được giữ lại sau mùa giải 2016. Các đội khác sẽ phải tìm kiếm nhà đầu tư hoặc giải thể nếu không tự lo được nguồn kinh phí.

Theo giải thích từ ban lãnh đạo, thì quyết định giải tán đội bóng đã có từ đầu năm. Tuy nhiên để các VĐV yên tâm thi đấu và không ảnh hưởng đến các đội bóng khác tại giải bóng chuyền VĐQG 2015 thì sau khi kết thúc vòng 2, ban lãnh đạo đội bóng mới chính thức công bố thông tin giải thể.

Như vậy, chỉ mới bước chân lên chuyên nghiệp được hơn 10 năm nhưng số lượng đội bóng biến mất trên bản đồ bóng chuyền Việt Nam là rất lớn, điều này nói lên một thực tế “ăn xổi ở thì” của những người làm bóng chuyền và muốn mượn bóng chuyền để đánh bóng thương hiệu.

Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm