Ca ”nóng" Kim Huệ và quy chế chuyển nhượng bóng chuyền Việt 10 năm... "lập cho có"!

thứ hai 3-5-2021 10:25:10 +07:00 0 bình luận
Phía sau sự vụ nổi sóng của cô trò Kim Huệ là sự thật cay đắng về một bản quy chế chuyển nhượng cầu thủ bóng chuyền hoàn toàn “việt vị”. Sau 10 năm quy chế không “áp” được bất cứ trường hợp nào. 

Chính thức xuất hiện từ cách đây 10 năm¸quy chế chuyển nhượng cầu thủ bóng chuyền gồm 5 chương¸16 điều. Quy chế quy định trình tự¸thủ tục chuyển nhương cầu thủ bóng chuyền trong nước và quốc tế¸quyền và nghĩa vụ của các bên khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn¸kinh phí chuyền nhượng và chi phí đào tạo.

Còn nhớ khi đó¸ quy chế đã được gấp rút xây dựng và ban hành chính từ trường hợp phức tạp và bế tắc lên tới đỉnh điểm của chủ công hàng đầu Nguyễn Hữu Hà.

Năm 2009¸ Hữu Hà từng phải ngồi ngoài cả mùa giải¸thậm chí mất suất ở ĐTQG vì muốn chuyển tới đầu quân cho độ bóng nhà giàu mới nổi Đức Long Gia Lai. Hữu Hà cùng đội bóng phố núi đã thỏa thuận hai phía theo kiểu “đi đêm” trong khi Tràng An Ninh Bình kiên quyết không giải quyết. Tình thế căng tới mức, Hữu Hà tự ý ra đi mà không cần lý do còn đội bóng Cố đô đưa ra những hình thức mạnh tay với anh, từ kỷ luật Đảng, công chức tới cấm thi đấu toàn quốc. Đến đầu năm 2010, CLB cũ mới chịu đàm phán với Đức Long Gia Lai để “giải phóng” Hà với phí đền bù 1,35 tỉ đồng.  

Thời còn thi đấu, HLV Hữu Hà từng khiến làng bóng chuyền Việt dậy sóng.

Bản quy chế  được kỳ vọng sẽ tạo ra hành lang pháp lý để đảm bảo quyền lợi¸nghĩa vụ của các cầu thủ cùng các CLB¸ khai mở và thúc đẩy vấn đề chuyển nhượng với tư cách một “dòng chảy” lành mạnh¸đúng xu thế của sự phát triển.

Thế nhưng¸quy chế ấy cũng đã sớm rơi vào tình cảnh “việt vị”. 

Quá bi hài vì sự thật đó lại được phơi bày một cách phũ phàng với chính Nguyễn Hữu Hà vào 2014. Lần này sau khi tự thỏa thuận với đội bóng Biên Phòng¸ chủ công sinh năm 1981 muốn rời Đức Long Gia Lai theo diện tự do song không đạt được thỏa thuận về mức đền bù.. Anh bị trói chặt bởi một điều khoản độc nhất vô nhị của hợp đồng lao động có chữ ký của cả 2 bên: Sau khi đơn phương thanh lý hợp đồng, VĐV tự nguyện cam kết giải nghệ, không tham gia thi đấu cho đội bóng chuyền trong và ngoài nước, dưới bất kỳ hình thức nào”.  Hà sau đó tiếp tục trải qua một mùa giải nữa làm HLV bất đắc dĩ của Biên Phòng, thay vì có thể tung hoành trên sàn đấu.

Qua “ca” thứ hai của Hữu Hà khi đã có quy chế¸ rõ ràng bóng chuyền Việt Nam đã không hề phòng chống được gì hiện tượng “đi đêm”  và “chèo kéo”¸ không tạo nên được tính quy chuẩn và chuyên nghiệp trong việc thương thảo¸ký kết¸ quản lý hợp đồng giữa CLB với VĐV¸không điều chỉnh và xử lý hoạt động chuyển nhượng  nào từ ý thức cho đến thực tế… 

Từ “điển hình” Hữu Hà tới Văn Hạnh rồi Đinh Thúy hay mới nhất là cô trò Kim Huệ¸ bản quy chế chỉ được dẫn ra mỗi khi xảy ra tranh chấp¸ khiếu nại như một minh chứng của sự bất lực và thất bại trong thực thi vấn đề lớn và nóng là chuyển nhượng. 

Có thể khẳng định sau 10 năm¸các CLB, cầu thủ đều không hề thực hiện Quy chế, phần nào đó còn chẳng quan tâm. Trong khi đó¸các cơ quan quản lý nhà nước¸ trước hết là VFV¸ gần như đứng ngoài cuộc: Không tuyên truyền phổ biến, không phối hợp triển khai hay theo dõi giám sát thực tế¸ thay đổi bổ sung cho phù hợp. Bản quy chế không chỉ bộc lộ sự bất cập¸tụt hậu¸lỏng lẻo trong nhiều nội dung quan trong¸mà quan trọng nhất không hề có tính khả thi và không đi vào đời sống.

Cả mảng chuyển nhượng cầu thủ vẫn đang tùy hứng, tự phát và riêng lẻ, với nguy cơ bế tắc và tranh chấp luôn thường trực. Mỗi CLB đang làm một kiểu, mà suy cho cùng cũng chỉ phục vụ cho quyền lợi cục bộ trước mắt còn các cầu thủ cũng mỗi người “chạy” một cách.

Bởi thế¸ việc cấp bách hiện nay đối với các cơ quan quản lý là phải nhìn nhận đánh giá lại toàn bộ câu chuyện chuyển nhượng¸ các trường hợp đi/ở của bóng chuyền Việt Nam¸ tiếp thu học hỏi cách làm quốc tế để xây dựng lại một quy chế đầy đủ¸ sát thực tế và có tính khả thi. Tất nhiên kèm theo đó còn là nhiều việc quan trọng khác¸ rõ nhất như rà soát  toàn bộ quá trình ký kết¸ thực hiện¸quản lý hợp đồng chuyển nhượng¸ hợp đồng lao động¸hợp đồng đào tạo trẻ để điều chỉnh cho đúng luật. 

Nếu chỉ giải quyết theo kiểu ứng phó với cú “bẻ kèo” của Kim Huệ¸ đơn khiếu nại từ đội bóng của ông chủ đại gia cùng án kỷ luật gây tranh cãi¸ mọi chuyện đâu lại vào đấy. Bóng chuyền Việt sẽ lại có thể nổi sóng bất cứ lúc nào và chuyện chuyển nhượng vẫn hoàn toàn bế tắc. 

Kỳ 1: Từ trường hợp Kim Huệ tới nghịch cảnh bi hài của bóng chuyền Việt

Kỳ 2: Những cuộc "đi đêm" đình đám làm dậy sóng bóng chuyền nội

Kỳ 4: Nghịch cảnh bóng chuyền Việt qua chia sẻ của “người trong cuộc” đặc biệt

Kỳ 5: Nhìn từ vụ Kim Huệ bóng chuyền, VBA ngăn chặn tình trạng "đi đêm" như thế nào?

Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm

CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

Cơ quan chủ quản của mạng xã hội webthethao.com.vn: CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

79 Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Địa chỉ văn phòng Hà Nội: số 25 BT2 Đạm Phương, bán đảo Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội.

Điện thoại: 024.32669666

Hotline: 091 2075444

Email: [email protected]

VPĐD tại TP. Hồ Chí Minh Số 16A, đường Lê Hồng Phong, P.12, Q.10, TP.HCM

Điện thoại: 028 6651 2019

GP số: 162/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 20/06/2024.

Người chịu trách nhiệm nội dung: Bà Bùi Thu Hường

Thỏa thuận chia sẻ nội dung. Chính sách bảo mật

Báo giá quảng cáo: tải tại đây

Liên hệ quảng cáo, truyền thông, hợp tác kinh doanh: 0912 075 444

Email: [email protected]

25 BT2 Đạm Phương, bán đảo Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội.