Giải vô địch bóng chuyền Việt Nam trước đây có tên gọi là "Giải vô địch bóng chuyền các đội mạnh toàn quốc", là giải thi đấu cao nhất trong hệ thống bóng chuyền Việt Nam.
Giải do Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam tổ chức bắt đầu từ năm 2004. Tính đến mùa giải năm 2019 đã có 15 lần được tổ chức. Từ giải vô địch bóng chuyền Việt Năm 2008, giải mang cơ chế chuyên nghiệp, chính thức cho phép các cầu thủ nước ngoài nhập tịch tham gia thi đấu, đây là điều mới nhất trong từ khi bóng chuyền chuyển mình lên chuyên nghiệp.
Các cầu thủ nữ Việt Nam tại SEA Games 30
Từ năm 2004, mỗi mùa giải sẽ có 12 câu lạc bộ bóng chuyền nam và 12 câu lạc bộ bóng chuyền nữ tham dự. Các đội sẽ chia thành hai bảng theo kết quả bốc thăm và thi đấu theo thể thức vòng 1 và vòng 2 tại hai thời điểm khác nhau. Kết quả bốc thăm này giữ nguyên cho cả hai giai đoạn thi đấu vòng 1 và vòng 2.
Đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam tại SEA Games 30
Với thể thức thi đấu vòng tròn 1 lượt tính điểm giữa các đội trong 1 bảng, các đội ở tốp đầu sẽ lọt vào vòng chung kết để tranh chức vô địch lượt đi. Điểm các đội bóng chuyền đạt được sẽ không tính điểm cho giai đoạn sau.
Vòng thi đấu lượt về cũng thi đấu vòng tròn 1 lượt, cách tính điểm có gộp với giai đoạn lượt đi. Các đội đạt thành tích cao sẽ vào vòng tranh cúp vô địch còn các đội nằm ở tốp cuối mỗi bảng sẽ thi đấu vòng chung kết ngược để chọn 2 đội xuống hạng.
Dười thời HLV Nguyễn Tuấn Kiệt, các cầu thủ nữ Việt Nam chơi rất tốt khi đoạt HCB SEA Games 30
Tuy nhiên bất cập lớn trong cách thức tổ chức như giải VĐQG năm 2018 chỉ tổ chức 1 vòng duy nhất thay vì hai vòng. Điều này gây khó khăn cho các đội bóng khi chỉ thi đấu tập trung trong một thời gian ngắn và khiến cho thành tích đạt được không như mong đợi.
Các đội bóng liên tục phải thay đổi giáo án và tính điểm rơi phong độ không phù hợp do quá ít thời gian để chuẩn bị cũng như thi đấu cọ xát.
Cầu thủ Lưu Thị Huệ trong màu áo Ngân hàng Công thương
Tại gải VĐQG năm 2019 thì vòng 2 đã đẩy sang tháng 1 năm 2020. Có thể hiểu được do năm 2019 có SEA Games 30 diễn ra vào thời điểm tháng 11, song không phải vì đó mà ban tổ chức lùi lịch giải VĐQG sang 2020. Điều này gây khó cho chính các CLB khi tham dự và nhả quân cho đội tuyển quốc gia.
Các giải đấu bóng chuyền lớn nhỏ trong một năm là rất lớn
Nhiều năm qua giải VĐQG năm nào hai vòng đấu cũng cách nhau tới 6-7 thậm chí 8 tháng. Chính quãng thời gian nghỉ giữa hai giai đoạn quá dài khiến cho sự chuẩn bị của các CLB trở nên rối rắm.
Xen giữa hai vòng là vô số những giải bóng chuyền khác khiến quân số tập trung của các CLB không được đầy đủ. Việc chấn thương hay mất phong độ thường xuyên xảy ra khi có quá nhiều giải xen kẽ vào thời gian nghỉ giải VĐQG quá dài.
Các cầu thủ đội tuyển bóng chuyền nam Việt Nam
Như vậy, có thể nói ngay trong cách thức tổ chức của BTC giải cũng đang tồn tại những vấn đề khó. Tuy nhiên xét một cách toàn diện, để có một đội tuyển QG mạnh nên có giải bóng chuyền chuyên nghiệp có tính cạnh tranh cao và các cầu thủ được thi đấu cọ xát liên tục mới đảm bảo được yếu tố phong độ.
Ngược lại việc dàn trải các giải đấu nhỏ luôn tiềm ẩn những nguy cơ cho chính các CLB chủ quản cũng như chính bản thân cầu thủ khi không giữ được phong độ vốn có của mình.