Hai nước trong khu vực đối diện án doping, mở ra cơ hội cho bóng chuyền Việt?

Thái Hà
thứ bảy 9-10-2021 14:00:00 +07:00 0 bình luận
Cơ quan chống doping thế giới (WADA) mới đây đã đưa ra án phạt dành cho 3 quốc gia, trong đó có 2 nước tới từ khu vực Đông Nam Á.

Hai quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á nằm trong án phạt mà WADA đưa ra là Thái Lan và Indonesia. Theo WADA, cơ quan chống doping quốc gia của Indonesia đã không tuân thủ quy trình xét nghiệm. Trong khi đó, Thái Lan bị phạt do không thực hiện đầy đủ bộ Quy tắc chống doping trong năm 2021.

Trước đó, năm 2020, các VĐV cử tạ Thái Lan đã bị cấm dự Olympic Tokyo khi có đến 8 VĐV được phát hiện sử dụng chất cấm.

Với lý do: Tổ chức chống doping quốc gia (NADO) không tuân thủ Bộ luật chống doping thế giới nên họ sẽ đối diện các biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt của tổ chức này.

Bóng chuyền Thái Lan chắc chắn bị ảnh hưởng không nhỏ sau án phạt của Cơ quan chống doping thế giới

Chiểu theo quy định thì án phạt mà Thái Lan và Indonesia phải đối diện là rất nghiêm trọng. Trong thời gian tới, việc hai quốc gia này sẽ phải thi đấu các giải quốc tế dưới màu cờ của Ủy ban Olympic là điều đã được tính tới.

Còn nhớ, Nga là quốc gia đã bị Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) áp đặt lệnh trừng phạt cấm thể thao Nga tham dự các sự kiện thể thao quốc tế trong 4 năm kể từ năm 2018. Sau đó, án phạt này được xem xét và giảm xuống còn 2 năm và IOC cũng cho phép các VĐV trong sạch của Nga được thi đấu tại Olympic Tokyo dưới màu cờ trung lập.

Vụ việc của Indonesia và Thái Lan mới đây dấy lên những lo ngại về việc họ không được trao quyền tổ chức bất kỳ sự kiện khu vực, châu lục và thế giới. Cờ quốc gia cũng không được treo tại các sự kiện và không đủ điều kiện tham gia bất kỳ sự kiện nào do WADA đăng cai, tổ chức, đồng đăng cai hoặc đồng tổ chức.

Bóng chuyền Indonesia chắc chắn bị ảnh hưởng không nhỏ sau án phạt của Cơ quan chống doping thế giới

Vụ việc ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín cũng như lộ trình phát triển thể thao của hai quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Đối với bóng chuyền, chắc chắn việc này ảnh hưởng lớn tới việc tham dự và tổ chức các giải đấu khu vực trong thời gian sắp tới.

Đây cũng là 2 đối thủ chính của bóng chuyền Việt Nam (cả nam, nữ) trong khu vực ĐNÁ. Để có thể san bằng khoảng cách và vươn lên, bóng chuyền Việt Nam cần tận dụng thời cơ và sẵn sàng đổi mới về tư duy cũng như cách thức phát triển lâu dài. Trong thời gian này, bóng chuyền Việt Nam đang được đầu tư mạnh và định hướng phát triển hướng tới những mục tiêu lớn như SEA Games, ASIAD nên đó là cơ hội để chúng ta có thể bứt xa trong quãng thời gian này.


Năm 2021, khu vực Đông Nam Á đối diện những khó khăn của dịch bệnh nên bóng chuyền Việt Nam buông đấu trường quốc tế. Đây là biện pháp tình thế trong giai đoạn phức tạp, nhưng về lâu dài bóng chuyền Việt Nam muốn vươn tầm cần có một lộ trình cụ thể và định hướng rõ ràng. Điều này phụ thuộc vào kỳ đại hội sắp tới của Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam trong thời gian tới đây sau khi đã chậm tới hơn 1 năm do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm