Khám phá mối quan hệ giữa tài chính và thành công của Premier League

thứ sáu 5-8-2016 16:28:09 +07:00 0 bình luận
Làm thế nào khẳng định tiền mua được thành công trong bóng đá? Câu trả lời là việc khám phá mối quan hệ giữa tình trạng tài chính với vị trí ở Premier League.

Để xác định mức độ hùng mạnh của một CLB, có thể dựa vào hai tiêu chí chính là doanh thu và quỹ lương.

Tất nhiên, không phải đội bóng nào dẫn đầu về khía cạnh này cũng đều tỷ lệ thuận với thành công trên sân cỏ, mà cụ thể là thứ hạng chung cuộc tại Premier League.

Đầu tiên là về doanh thu ở mùa giải 2015/16, trong số các ông lớn, chỉ có Arsenal kết thúc chiến dịch bằng vị trí tương xứng với tiềm lực tài chính của mình.

Với doanh thu 345 triệu bảng (tính trong năm tài khóa 2014/15), “Pháo thủ” giành ngôi á quân. Trong khi đó, Man Utd thu về 495 triệu bảng chỉ xếp thứ 5, Man City đứng thứ 4 với 352 triệu bảng, Chelsea thậm chí đứng thứ 10 dù xếp thứ 4 về doanh thu (325 triệu), hay Liverpool đứng thứ 8 với 298 triệu.

Thứ hạng ở mùa giải trước của Man Utd không tương xứng với doanh thu và qỹ lương của họ

Thứ hạng ở mùa giải trước của Man Utd không tương xứng với doanh thu và qỹ lương của họ

Dễ nhận thấy nhất là trong 3 mùa giải gần đây, Man Utd luôn dẫn đầu về doanh thu nhưng hoàn toàn không tương xứng với vị trí trên bảng xếp hạng.

Ở năm đầu tiên sau kỷ nguyên Alex Ferguson, “Quỷ đỏ” thu về nhiều hơn bất kỳ đội bóng nào khác với 433 triệu bảng nhưng chỉ đứng thứ 7 chung cuộc. Mùa tiếp theo, con số này lần lượt là 395 và vị trí thứ 4.

Nếu không tính hiện tượng Leicester ở mùa giải trước thì Tottenham chính là CLB hiệu quả nhất xét trên mối tương quan giữa doanh thu và thành công trên sân cỏ.

Trong 7 mùa giải gần đây, doanh thu của Spurs chưa bao giờ vượt mức 196 triệu bảng nhưng có tới ba lần họ lọt vào top 4 Premier League, ba lần đứng thứ năm và một lần đứng thứ 6.

Riêng Leicester là sự đột biến khó tin, bởi chỉ với 104 triệu bảng doanh thu từ mùa trước nữa nhưng họ đã giành chức vô địch. Cũng cần biết rằng, quỹ lương của Leicester chỉ vỏn vẹn 57 triệu bảng, bằng một phần tư so với đội xếp thứ 10 Chelsea (217 triệu bảng).

Ở mùa giải trước, Chelsea chính là minh chứng cho thất bại toàn diện. Họ kiếm được 325 triệu bảng trong năm tài khóa gần nhất, chi nhiều lương nhất (217 triệu bảng), cao hơn cả Man Utd (203), Man City (194) và Arsenal (192) nhưng lại đứng giữa bảng xếp hạng.

Chelsea chi nhiều lương nhất ở mùa giải trước nhưng chỉ xếp thứ 10 chung cuộc

Chelsea chi nhiều lương nhất ở mùa giải trước nhưng chỉ xếp thứ 10 chung cuộc

Sự tương phản này cũng xảy ra với Chelsea ở mùa 2011/12 khi họ đứng thứ 6 Premier League dù có quỹ lương lớn thứ hai (173 triệu), chỉ sau Man City (202).

Một trường hợp khác là Man Utd với quỹ lương 215 triệu ở mùa 20131/4 nhưng đội bóng của David Moyes chỉ về đích ở vị trí thứ 7.

Để tìm ra một sự cân bằng tương đối nhất giữa doanh thu và quỹ lương với thứ hạng chung cuộc thì đấy là mùa 2014/15, chiến dịch mùa 4 trong 5 đội thuộc “ngũ đại gia” chia nhau 4 vị trí đầu tiên.

Khi ấy, dù dẫn đầu về quỹ lương (194 triệu bảng) nhưng Chelsea chỉ xếp thứ tư về doanh thu và cuối cùng giành chức vô địch giải hạng Anh. Man City, Arsenal và Man Utd ở những vị trí tiếp theo, Liverpool đứng thứ 6.

Nhìn chung, trong mối tương quan giữa tình hình tài chính với thành công trên sân cỏ, sự thắng thế vẫn thường thuộc về các đội bóng mạnh nhất về khía cạnh này.

Arsenal luôn đứng trong Top 4 ở 6 mùa giải nói trên; Man City chỉ một lần bị đẩy khỏi vị trí này nhưng hai lần vô địch; Chelsea cũng 5/7 lần có mặt trong nhóm dự Champions League và 2 lần đăng quang; kịch bản tương tự xảy ra với Man Utd.

Ngoại lệ duy nhất thuộc về Liverpool, đội luôn có quỹ lương từ 116 triệu bảng mỗi mùa trở lên nhưng chỉ một lần giành ngôi á quân, còn lại đều đứng thấp hơn vị trí thứ 5.

Quỹ lương và thứ hạng của các CLB Premier League

Đồ họa: Tiến Hùng
Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm