MU có thể ngược trở lại mùa giải 2016/17, thời điểm Dybala vẫn còn là tiền đạo chính của Juventus, để chứng kiến anh tỏa sáng thế nào. Tiền đạo người Argentina đã ghi 21 bàn, thực hiện 8 pha kiến tạo, tăng thêm sự sáng tạo và nguy hiểm với những pha chuyền bóng và rê bóng.
Mùa giải tiếp theo, hiệu suất ấn tượng của Dybala vẫn giữ nguyên với 26 bàn trên mọi đấu trường và 7 lần kiến tạo. Anh được tự do đóng vai trò là trung tâm sáng tạo của đội bóng khi chơi đằng sau một đối tác tấn công.
Dybala được giao nhiệm vụ một cách hiệu quả khi trở thành phiên bản Lionel Messi bằng sự pha trộn giữa việc có nhiều pha chạm bóng và tạo ra vô số cú sút. Trung bình anh có 3,97 cú sút trong 90 phút ở Serie A năm đó, điều phản ánh ấn tượng trong bản đồ dứt điểm dưới đây.
Rõ ràng, Dybala có xu hướng sút từ xa, điều này thường dẫn đến việc anh đạt số lượng bàn thắng dự kiến thấp. Nhưng nó cũng cho thấy anh là một cầu thủ dứt điểm chất lượng cao, có thể chuyển đổi bàn thắng từ các góc độ khó khăn.
Số cú sút trung bình 3,97 chỉ xếp sau 4 cầu thủ Serie A mùa 2017/18. Khi so sánh với Premier League mùa trước, con số cao nhất là của Sergio Aguero với 3,81, dựa trên các cầu thủ đã chơi ít nhất 1000 phút.
Mặc dù vậy, khi Ronaldo xuất hiện, Dybala chơi ít phút hơn, sút ít hơn, rê bóng ít hơn và ghi bàn ít hơn chỉ với 11 bàn thắng, tìm đến mành lưới trung bình sau 313 phút so với cứ sau 154 phút của mùa trước.
Nhìn chung, chất lượng của Dybala vẫn như cũ mặc dù sản lượng giảm, chỉ đơn giản là anh chịu đau khổ khi chơi bên cạnh một siêu sao.
Với việc Splskjaer ưu tiên sử dụng sơ đồ 4-2-3-1 trong giai đoạn trước mùa giải, thật hợp lý khi đề xuất rằng Dybala sẽ được đưa về để chơi ở vị trí số 10 của đội, sau Marcus Rashford.
Ảnh hưởng của Rashford đối với hàng phòng ngự có thể tạo cơ hội cho Dybala nổ súng, điều này rất quan trọng vì anh không chỉ thể hiện phẩm chất như một cầu thủ ghi bàn mà còn là người hỗ trợ đồng đội.