16 điều luật gây tranh cãi trong bóng đá (phần 2)

thứ sáu 12-2-2016 2:13:17 +07:00 0 bình luận
Dưới đây chính là những điều luật từng gây phàn nàn nhiều nhất trong thế giới bóng đá nói chung, hiện đang được giới chuyên môn cân nhắc sửa đổi và hoàn thiện.

9.Ném biên

bóng đá

Một cầu thủ có thể thực hiện tình huống ném biên với mục đích “chiến thuật”. Tuy nhiên, ở nhiều trường hợp, cách thức ném biên đã bị biến tướng hoàn toàn, đơn cử như tình huống Patrick Evra ném bóng vào lưng Ryan Giggs rồi nhận lại bóng để phối hợp với “lão tướng” người xứ Wales nhằm tạo ra một pha tấn công bên hành lang cánh trái, diễn ra trong trận derby Manchester vài năm trước.

Rất khó để xác định chính xác rằng hậu vệ người Pháp có vi phạm luật hay không bởi về mặt lý thuyết, Evra vẫn sử dụng hai tay vòng qua đầu để ném biên, không nhấc chân khi ném và đưa bóng vào trận đấu. Mặc dù vậy, khoảng cách thực hiện tình huống ném biên dường như lại quá ngắn so với chuẩn mực thông thường.

10.Thủ môn dâng cao khi bắt penalty

bóng đá

Quy định về thủ môn không cho phép bất kỳ “người gác đền” nào được dâng cao trước khi cầu thủ bên phía đối phương chạm chân vào bóng trong các tình huống sút phạt đền 11 mét. Thế nhưng, trên thực tế, phần lớn các thủ thành (khoảng 99%) đều biết cách di chuyển lấn khỏi vạch vôi khung thành một chút để tìm kiếm lợi thế cho mình.

11.Cởi áo ăn mừng

bóng đá

Một chiếc thẻ vàng dành tặng cho những cầu thủ cởi áo ăn mừng bàn thắng được xem là điều luật mang lại “sự văn minh” trên sân cỏ. Tuy nhiên, trong trường hợp phải đánh giá trên nhiều khía cạnh, đôi khi việc cảm xúc bị kìm nén quá mức cũng khiến cho bóng đá thiếu đi tính hấp dẫn cần thiết, nhất là ở những trận đấu quan trọng, giàu kịch tính.

12.Hậu vệ cố tình đưa bóng ra xa

bóng đá

Rất nhiều tình huống, khi một cầu thủ chuẩn bị đá phạt trực tiếp hoặc ném biên, đã bị một hậu vệ khác bên phía đối phương cản trở bằng cách cố tình đưa bóng ra ngoài sân hoặc một khu vực nào đó nằm ở rất xa điểm thổi phạt. Mục đích của hành động này, không gì khác chính là mang tính câu giờ hoặc nhằm giảm tải áp lực cho khung thành đội nhà, tạo điều kiện để các cầu thủ phòng ngự lùi về nhiều hơn, tránh phản công nhanh.

Trong nhiều thời điểm, những cầu thủ như vậy sẽ bị trọng tài xử phạt bằng thẻ vàng. Thế nhưng, ở một phương diện khác, đây vẫn được xem là một giải pháp tương đối thông minh, thậm chí nâng tầm lên mức “nghệ thuật” mặc dù chẳng hề liên quan gì đến các kỹ năng bóng đá thuần túy.

13.Câu giờ

bóng đá

Khi một thủ môn hoặc một hậu vệ, cố tình kéo dài hành vi phát bóng, đặc biệt là trong những phút bù giờ căng thẳng, việc trọng tài phạt thẻ vàng đối với họ trên thực tế cũng chẳng hề mang nhiều ý nghĩa. Bởi xét cho cùng, đội đang muốn tấn công để tìm kiếm bàn thắng vẫn là những người phải chịu thiệt thòi nhiều hơn.

Bên cạnh đó, giải pháp thay người nhằm kéo dài thời gian vào cuối trận cũng là một hình thức gây ức chế tương đối phổ biến, vừa nhằm giảm nhịp độ trận đấu cũng như tinh thần hưng phấn của đối phương, vừa tác động đến khả năng đưa ra quyết định từ phía trọng tài chính điều khiển trận đấu.

14.Thời gian bù giờ

bóng đá

Cần phải nhấn mạnh rằng, các trọng tài thường xử lý “thời gian bù giờ” theo cảm tính nhiều hơn, đơn cử như việc thổi còi kết thúc trận đấu sau một tình huống tấn công chẳng hạn. Trong trường hợp đội tấn công vẫn đang cầm bóng, trận đấu nhiều khả năng vẫn sẽ tiếp diễn trước khi bóng được đưa ra ngoài sân. Ngược lại, những tình huống tranh cãi hoặc câu giờ, nếu như diễn ra trong quãng thời gian bù giờ cuối trận, cũng sẽ không được tính thêm giờ, dù chỉ là một hai phút hay vài chục giây.

15.Hình phạt dành cho HLV

bóng đá

Sự tranh cãi quyết liệt đến từ các HLV ở bên ngoài đường pitch, hoặc đôi khi là giữa HLV với trọng tài, đặc biệt thu hút sự quan tâm của người hâm mộ. Mặc dù vậy, chưa hề tồn tại quy định cụ thể nào dành cho việc các chiến lược gia “phạm luật”. Do đó, trong phần nhiều những trường hợp một HLV bị truất quyền chỉ đạo, hoặc nhận án phạt bởi các hành vi “quá khích” chẳng hạn, đều xuất phát từ những quyết định theo kiểu cảm tính của trọng tài.

16.Quy tắc 6 giây

bóng đá

Ai cũng biết rằng, một thủ môn kể từ thời điểm kiểm soát bóng chỉ được phép có tối đa 6 giây trước khi đưa bóng trở lại trận đấu. Mặc dù vậy, trên thực tế, điều luật này thường xuyên bị “bỏ qua”, cho đến khi một đội bóng cần phải gây áp lực nhiều hơn nhằm tìm kiếm bàn gỡ trong những phút bù giờ chẳng hạn. Mặt khác, một thủ môn cũng có khá nhiều hình thức “làm chậm nhịp độ” trận đấu với mục đích giảm tải áp lực cho khung thành đội nhà. Tất nhiên, ở những tình huống như vậy, một thẻ vàng chẳng giải quyết được vấn đề gì.

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm