Thậm chí ở hạng thấp hơn, Italia cũng có 37.742 HLV có bằng B so với 9.548 người ở Anh, thấp nhất trong 5 giải vô địch hàng đầu châu Âu. Và trong khi FA nói rằng có 50.000 HLV đang hoạt động ở Anh, 39.000 người trong số này không có bằng trên Youth Award 3 - một cấp đội dưới bằng B.
Theo chủ tịch FA là Greg Dyke, bóng đá Anh không chỉ đi sau các nước về công tác huấn luyện mà còn cả về cơ sở hạ tầng. Để bắt kịp Tây Ban Nha và Đức…họ sẽ cần từ 5 đến 10 năm. Nghĩa là từ nay cho đến 2020-2025, nhu cầu HLV chưa đến mức cần thiết.
Sau cùng thì FA mới chỉ có kế hoạch xây dựng các trung tâm bóng đá ở 30 thành phố trên toàn Anh, trong đó có London, Birmingham, Manchester, Liverpool và Sheffield với 230 triệu bảng được đầu tư trong vòng 5 năm tới.
Những trung tâm bóng đá này sẽ được trang bị hiện đại, trong đó có nhiều sân cỏ nhân tạo 3G (thế hệ thứ ba) hiện đang được sử dụng phổ biến tại châu Âu. Chỉ tính riêng ở Đức đã có 3.735 sân cỏ nhân tạo, trong khi tại Anh mới có 639 sân. Tính ra, ở Anh, cứ 42.000 người mới có một sân cỏ nhân tạo, còn tại Hà Lan, con số này là 13.000 người có một sân. Rõ ràng là Hà Lan cũng như Đức hay Tây Ban Nha đã có lợi thế quan trọng để đào tạo và phát triển cầu thủ trẻ, đồng thời tạo cơ hội cho các HLV da màu nhiều hơn.