Cầu thủ và cơn ác mộng máy bay: Đến Messi cũng suýt... gặp nguy

thứ tư 30-11-2016 2:11:06 +07:00 0 bình luận
Giờ sẽ có thêm nhiều cầu thủ bị ám ảnh bởi hội chứng sợ máy bay giống huyền thoại Dennis Bergkamp hay kể cả tượng đài đấm bốc Muhammad Ali...

Vụ tai nạn tang thương của chiếc Lamia BAE-146 đang khiến cả thế giới bàng hoàng, nhất là làng túc cầu. Chắc chắn từ giờ sẽ có thêm nhiều cầu thủ bị ám ảnh bởi hội chứng sợ máy bay giống như huyền thoại Dennis Bergkamp hay kể cả tượng đài đấm bốc Muhammad Ali. 

Máy bay gặp nạn suýt... chở Messi

76 người, trong đó có rất nhiều cầu thủ cùng thành viên BHL CLB Chapecoense đã tử nạn khi chiếc máy bay Lamia BAE-146 gặp nạn đêm thứ Hai.

Đây chính là chiếc máy bay mà ĐT Argentina dùng để bay tới Brazil hồi đầu tháng và tiếp đến được ĐT Venezuela sử dụng. Hôm đó, Messi cùng Mascherano không bay cùng các đồng đội mà đi nhờ phi cơ riêng của Neymar tới thành phố San Jose. 

anh
Chiến máy bay từng chở ĐT Argentina 20 ngày trước vừa gặp tai nạn

Nếu “tử thần” đến với Lamia BAE-146 sớm hơn 20 ngày (9/11), có lẽ thế giới sẽ mất đi vô số cầu thủ tài năng như Aguero, Di Maria, Otamendi, Higuain và nhiều ngôi sao khác.

Ví von như vậy khá khó coi nhưng để nói lên rằng, vào một ngày không may, bất cứ ai từ cầu thủ bình thường cho đến tầm cỡ siêu sao cũng chỉ biết chịu khoanh tay chấp nhận số phận an bài, nếu chuyến bay của họ gặp tai ương.

Rõ ràng, trong bóng đá hiện đại, càng ngày giới cầu thủ càng phải thi đấu nhiều hơn, trên nhiều quốc gia, lục địa, và việc di chuyển bằng máy bay là việc đương nhiên, nhất là với những người ở CLB lớn. Ít nhất một tuần 2 lần, họ phải bay đi và bay về cho các trận ở đấu trường quốc tế. Tại châu Âu, đó là Champions League hoặc Europa League.

Đó là chưa kể các loạt trận ĐTQG diễn ra trung bình gần chục trận/năm. Những dịp này, rất nhiều tuyển thủ Nam Mỹ chơi bóng ở trời Âu phải di chuyển hàng chục nghìn km trong vòng một tuần. 

fd
Có lẽ chỉ xếp sau các tiếp viên hàng không, cầu thủ bây giờ là nghề bay nhiều nhất thế giới.

Thế nên một số cầu thủ quan trọng còn được thuê máy bay riêng để chở về CLB sớm nhất có thể. Hôm 15/11, Liverpool, Chelsea, Man City và PSG chia bốn số tiền 120 nghìn bảng thuê chuyên cơ đưa Coutinho, Firmino, Willian, David Luiz, Thiago Silva và Fernandinho về “nhà”. Nếu đi máy bay của ĐT Brazil, họ sẽ về trễ hơn trên dưới 24 tiếng.

ảnh quoteTrong suốt một năm, trung bình một tuần các cầu thủ hàng đầu phải bay ít nhất một lần anh quote

Hồi giữa tháng 10, Antonio Valencia phải di chuyển từ Manchester về thi đấu cho Ecuador sau đó lại quay về Manchester với tổng quãng đường là 21.254 km – nghĩa là hơn một nửa chu vi của trái đất.

Nhưng tất cả không là gì khi vào mùa Hè. Đó là giai đoạn các CLB đua nhau chạy “sô” cày tiền từ Mỹ đến châu Á qua cả Trung Đông. 

Có nhiều HLV cho rằng cầu thủ ra sân đá mới là nhàn, ngồi lâu trên máy bay, chờ đợi, thay đổi khí hậu, múi giờ cực kỳ mệt mỏi. Và có lẽ tất cả đều không muốn nói đến xác suất rủi ro cực nhỏ, đó là tai nạn máy bay

Máy bay và xác suất gặp “tử thần”

Tuy nhiên dù Valencia có bay nhiều và bay xa hơn nữa cũng chẳng mấy ảnh hưởng đến xác suất gặp “tử thần”.

ảnh quoteXác suất gặp tai nạn do đi taxi hay xe buýt đến sân bay còn cao hơn so với việc có thể gặp phải tai nạn trên trời.anh quote

Thống kê cho thấy xác suất một chiếc máy bay gặp tai nạn là 0,00001%. Điều đó có nghĩa nếu ngày nào cũng bay, một người có thể bay an toàn trong suốt 10.000 năm liên tục. 

sa
Tháng trước, Valencia phải bay nửa vòng trái đất để trở về Man Utd từ ĐTQG

Thậm chí nếu thật sự gặp phải một vụ tai nạn trên không, không phải tất cả các hành khách đều thiệt mạng. Vì thế mà xác suất bỏ mạng do đi máy bay còn thấp hơn nữa.

Năm 2014, tỷ lệ số người bị chết vì tai nạn tính trên 100 triệu khách mỗi dặm của các loại phương tiện giao thông Mỹ như sau: xe buýt đô thị và xe đường dài: 0,05; đường sắt: 0,06; ôtô 0,61.

Như vậy, đi máy bay có tỷ lệ tai nạn thấp hơn so với đi bộ trên đường phố. Và xác suất của việc bạn gặp tai nạn do đi taxi hay xe buýt đến sân bay còn cao hơn gấp... 50.000 lần so với việc có thể gặp phải tai nạn trên trời.

Tuy nhiên nỗi sợ của con người là vô cùng, và mọi tính toán liên quan đến rủi ro tính mạng chỉ là vô nghĩa.

Đến Ali còn sợ Aviatophobia (Hội chứng sợ bay) 

anh
Ali hết sợ bay sau khi vô địch quyền anh thế giới hạng nặng

Ở giai đoạn cuối của sự nghiệp,  Muhammad Ali nói mình không còn sợ phải đi máy bay nữa vì “Thánh Allah sẽ không để tôi chết trên một chiếc máy bay bị tai nạn”. Đừng nói người thường, ngay một huyền thoại của làng quyền Anh thế giới cũng bị ám ảnh với Aviatophobia.

ảnh quoteAli có một giai thoại về hàng không. Trước lúc cất cánh, tiếp viên nhắc nhở ông nên thắt dây an toàn. "Siêu nhân chẳng cần dây an toàn", Ali từ chối. Cô tiếp viên đối đáp: "Siêu nhân cũng chẳng cần đi máy bayanh quote

Trong giới quần đùi áo số, không thể không nhắc đến Dennis Bergkamp. Từ bé Bergkamp đã bị ám ảnh về thảm họa Superga (năm 1949, đã cướp đi sinh mạng 18 cầu thủ Torino) và thảm hoạ Munich (1958, một tai nạn kinh hoàng khác khiến 8 cầu thủ Man Utd chết).

Trong cuốn tự truyện, Bergkamp cho biết năm 11 tuổi, trong một chuyến du đấu xa nhà của đội trẻ Ajax, Bergkamp không thể đi cùng đội vì bị ốm và đó là may mắn cho cựu cầu thủ sinh năm 1969 khi chiếc máy bay gặp nạn khiến nhiều thành viên trong đội tử nạn. 

sa
Dù được CĐV yêu mến nhưng mãi mãi Bergkamp không thể dẫn dắt Arsenal

Đến năm 1994, cuối cùng Bergkamp cũng không thể trốn tránh được “số mệnh”. Khi tới Mỹ để dự World Cup 1994, một động cơ máy bay của ĐT Hà Lan bị hỏng khiến Bergkamp đã nhát lại càng thêm kinh hãi.

ảnh quote “Tim tôi bắt đầu đập nhanh, cổ họng khô khốc, hai bàn tay toát mồ hôi và tôi chóng mặt đến nỗi phải dựa vào tủ hoặc vịn tường cho khỏi ngã. Tôi nghĩ mình sắp chết, muốn chạy trốn mà không biết chạy đi đâu…” trích tự truyện Bergkampanh quote

Kể từ đó trở đi Bergkamp không bao giờ dám “cưỡi mây đạp gió” nữa. Khi ký hợp đồng với Arsenal vào Hè 1995, ông ra điều kiện “vô tiền khoáng hậu” là không bay.

Đó là lý do biệt danh “người Hà Lan không bay” ra đời và có lẽ cũng là lý do Arsenal không thể vô địch Champions League ở thời hoàng kim nhất. Về phần Bergkamp, huyền thoại Hà Lan dễ dàng chấp nhận bị "Pháo thủ" giảm lương qua từng năm để không phải đối mắt với sự sợ hãi của bản thân. 

anh
Cựu HLV Matt Busby và Sir Bobby Charlton -  may mắn thoát khỏi lưỡi hái tử thần của vụ thảm hoạ Munich 1958

Tuy nhiên không phải ai cũng đầu hàng Aviatophobia. Sir Matt Busby và Sir Bobby Charlton - 2 người may mắn thoát khỏi lưỡi hái tử thần của vụ thảm hoạ Munich – gần như ngay lập tức bắt buộc phải vượt qua nỗi đau cũng như sợ hãi để vực dậy Man Utd. Một người là HLV vĩ đại trong khi người kia là chân sút xuất sắc nhất lịch sử “Quỷ đỏ”.

Một cựu hảo thủ khác của Arsenal, Paul Merson, cũng đối phó được với hội chứng Aviatophobia nhưng bằng cách khá tiêu cực. Ông nốc rượu cật lực để rồi đánh một giấc no khi lên máy bay. Nhưng cũng dễ hiểu về sau bị nghiện chất có cồn.

Stan Lazaridis, cựu cầu thủ West Ham, cũng rất sợ bay nên chẳng đóng góp được nhiều cho đội tuyển Australia dù là một ngôi sao hiếm hoi của nước nay chơi bóng tại Premier League cuối những năm 90.

Còn, còn rất nhiều cầu thủ nữa mà với họ di chuyển bằng máy bay chẳng khác nào cơn ác mộng. Giờ một thảm kịch khác liên quan đến máy bay, để lại tang tóc cho thế giới bóng đá vừa xảy ra. Nhưng có lẽ nó sẽ không bao giờ thay đổi được thực tế của bóng đá hiện đại, đó là việc các cầu thủ còn phải chạy sô xuyên quốc gia, xuyên lục địa để thi đấu với tần suất ngày một nhiều hơn.

Như thế, ai không nghĩ rằng đây cũng là... nghề nguy hiểm?

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm