Thị trường chuyển nhượng 10 năm qua lạm phát như thế nào?

thứ bảy 29-12-2018 12:58:39 +07:00 0 bình luận
29/30 thương vụ chuyển nhượng đắt giá nhất lịch sử bóng đá thế giới diễn ra trong thập kỷ qua cho thấy, thị trường mua bán cầu thủ đã lạm phát chóng mặt trong 10 năm qua.

29/30 thương vụ chuyển nhượng đắt giá nhất lịch sử bóng đá thế giới diễn ra trong thập kỷ qua cho thấy, thị trường mua bán cầu thủ đã lạm phát chóng mặt trong 10 năm qua.

Thương vụ đắt giá nhất

Ngày 11/06/2009 đánh dấu một cột mốc lịch sử trong làng bóng đá thế giới khi Cristiano Ronaldo chuyển từ Man Utd sang Real Madrid với mức phí chuyển nhượng khổng lồ 96 triệu euro, vượt xa  mức phí chuyển nhượng kỷ lục 77 triệu euro của Zidane khi chuyển sang Juventus vào năm 2001.

Thị trường chuyển nhượng 10 năm qua lạm phát như thế nào? - Ảnh 1.

Cristiano Ronaldo gia nhập Real Madrid vào năm 2009 với mức giá kỷ lục 96 triệu euro

Sau thương vụ Ronaldo, kỷ lục chuyển nhượng cầu thủ liên tục bị phá vỡ trong thời gian ngắn, tổng cộng 6 thương vụ khác đã vượt qua mức phí chuyển nhượng của Ronaldo năm 2009.

Trong đó, thương vụ Neymar rời Barcelona đến PSG có mức giá cao nhất, 222 triệu euro. Những thương vụ đắt giá kế tiếp là PSG mua Kylian Mbappe (180 triệu euro), Barca mua Coutinho (125), Dembele (115), Juventus mua Ronaldo (112) và Man Utd mua Paul Pogba (105).

Thị trường chuyển nhượng 10 năm qua lạm phát như thế nào? - Ảnh 3.

CLB chi nhiều tiền nhất

PSG đang nắm giữ kỷ lục chuyển nhượng cầu thủ đắt giá nhất, nhưng đại gia nước Pháp cũng chỉ xếp thứ 4 trong danh sách những đội bóng chi nhiều tiền nhất vào thị trường chuyển nhượng trong 10 mùa giải gần nhất, tổng cộng 1,19 tỷ euro.

Thị trường chuyển nhượng 10 năm qua lạm phát như thế nào? - Ảnh 4.

Man City là đội bóng bạo chi nhất thế giới 10 năm qua

Theo số liệu của chuyên trang chuyển nhượng Transfermarkt, Man City mới là CLB "đốt tiền" nhiều nhất vào thị trường chuyển nhượng 10 năm qua với con số 1,5 tỷ euro. Chelsea và Barcelona lần lượt xếp kế tiếp với tổng kinh phí mua cầu thủ 1,25 tỷ euro và 1,2 tỷ euro.

Bất ngờ hơn cả là việc đội bóng nhà giàu Real Madrid chỉ xếp thứ 8 trong danh sách những đội bóng bạo chi nhất thế giới, kể từ khi thiết lập kỷ lục chuyển nhượng với Ronaldo.

Thị trường chuyển nhượng 10 năm qua lạm phát như thế nào? - Ảnh 6.

Vì sao phí chuyển nhượng cầu thủ tăng phi mã?

Kể từ năm 2009 đến này, phí chuyển nhượng cầu thủ đã tăng trung bình 12,1%. Nếu một cầu thủ có giá 10 triệu euro vào năm 2009 thì giá trị hiện tại của cầu thủ này là 12,1 triệu euro.

Theo phân tích của các chuyên gia kinh tế và bóng đá, một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến phí chuyển nhượng cầu thủ tăng vọt là thu nhập của các CLB ngày càng được cải thiện.

Thị trường chuyển nhượng 10 năm qua lạm phát như thế nào? - Ảnh 7.

NHM đang giúp các đội bóng kiếm bộn tiền

Việc số lượng NHM bóng đá tăng dần qua từng năm đang giúp thu nhập của các CLB từ việc bán vé, tài trợ và đặc biệt là bản quyền truyền hình, cũng tăng vọt.

Mùa giải 2007/08, Real Madrid kiếm tiền nhiều nhất thế giới với thu nhập 365 triệu euro. Đến mùa 2016/17, Man Utd trở thành đội bóng kiếm tiền giỏi nhất với mức thu nhập tăng gần gấp đôi, khoảng 676 triệu euro.

Thị trường chuyển nhượng 10 năm qua lạm phát như thế nào? - Ảnh 8.

Theo dự của các chuyên gia kinh tế và bóng đá, kỷ lục phí chuyển nhượng cầu thủ sẽ còn bị phá sâu trong tương lai khi mà thu nhập của các đội bóng sẽ còn tăng mạnh hơn nữa.

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm