THỂ THAO VIỆT NAM SAU NĂM 2018 NHIỀU THÀNH CÔNG: "Hãy mạnh dạn ước mơ!"

Nhà báo Hữu Bình
thứ hai 24-12-2018 14:49:05 +07:00 0 bình luận
Đấy nên xem như một lời tâm tình, nhắn gửi của ông Nguyễn Ngọc Thiện – Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch – thay vì "chỉ đạo" hay "ra lệnh" cho tập thể lãnh đạo, cán bộ Tổng cục TDTT tại hội nghị tổng kết năm công tác 2018 sáng nay.

Đấy nên xem như một lời tâm tình, nhắn gửi của ông Nguyễn Ngọc Thiện – Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch – thay vì "chỉ đạo" hay "ra lệnh" cho tập thể lãnh đạo, cán bộ Tổng cục TDTT tại hội nghị tổng kết năm công tác 2018 sáng nay. Cũng dịp này năm ngoái, B trưởng từng giao nhiệm vụ đy khó khăn "giành tối thiểu 3 HCV tại Asiad 18"; để rồi không những hoàn thành chỉ tiêu ấy, thể thao Việt Nam còn gặt hái được rất nhiều thành quả đáng khích l, trong đó nổi bật với những chiến tích thật tuyệt vời ở môn bóng đá...

Một năm của những "lần đầu tiên" đáng nh

Tại VCK U-23 châu Á, lần đầu tiên, một đội tuyển bóng đá (ở mọi cấp độ) của Việt Nam tiến gần tới ngôi vô địch châu lục đến thế! Suýt chút nữa thì "giấc mơ lên đỉnh" của người hâm mộ bóng đá nước nhà vừa mới nhen lên sau những bất ngờ nối tiếp bất ngờ đã được hiện thực hóa giữa rợp trời tuyết trắng Thường Châu, nếu chúng ta không để thua ở phút bù giờ của hiệp phụ thứ 2 trước Uzbekistan. 

Tại Asiad 18, lần đầu tiên, đội tuyển bóng đá U-23 + 3 của đất nước Việt Nam thống nhất vào tới bán kết. Nếu tính cả phần lịch sử trước năm 1975, thì đó mới là lần thứ 2 sau 56 năm, có một đại diện của bóng đá Việt Nam làm được điều này (sau đội tuyển miền Nam tại Asiad năm 1962). 

Và rồi, vẫn với "hồn cốt" từ những chiến công ấy, dưới sự dẫn dắt tài tình của chiến lược gia Park Hang Seo (vị HLV trưởng người Hàn Quốc đầu tiên của ĐTVN), đội tuyển Việt Nam đã lần thứ 2 đem lại ngôi vô địch Đông Nam Á, sau đúng 10 năm chờ đợi.

Cũng tại Asiad 18, lần đầu tiên, đoàn thể thao Việt Nam giành được huy chương vàng của những môn Olympic. Trong các kỳ trước, HCV giành được luôn ở những môn khi chưa được đưa vào chương trình thi đấu của thế vận hội! Đấy là thành quả rất xứng đáng và tất yếu sau một thời gian mạnh dạn chuyển hướng đầu tư, tập trung vào những "trọng điểm Olympic" của ngành TDTT. 

Tâm sự với người viết bên lề hội nghị sáng qua, ông Trần Quốc Tuấn – Phó chủ tịch phụ trách chuyên môn của VFF, người đã có rất nhiều đóng góp thầm lặng vào thành công của BĐVN thời gian qua trần tình: "Đúng là tôi từng không dám... mơ vào được chung kết U-23 hay bán kết Asiad. Ai mà tưởng tượng được?". Trộm nghĩ, có lẽ trong khi chính những người Việt Nam ta không dám "mơ", thì có một người ngoại quốc lại đã nghĩ tới điều ấy – ông Park Hang Seo, một "người truyền cảm hứng", được ví von là "thầy phủ thủy" đã biến những điều tưởng như không tưởng ấy thành hiện thực.  

Hãy xem mục tiêu lớn là động lực, thay vì "nỗi ám ảnh"!

Sáng nay, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện nhắc về tấm HCV lịch sử của xạ thủ Hoàng Xuân Vinh tại Olympic Rio năm 2016, một trong những "giấc mơ Olympic" từng được các VĐV của chúng ta hiện thực hóa trên đấu trường cao nhất của thể thao thế giới. Và theo ông, một khi cái cột mốc ấy đã làm được thì tại sao thể thao Việt Nam lại không hướng tới một cái đích cao hơn - "thêm một chiếc HCV nữa, là 2 HCV trở lên" tại Olympic Tokyo 2020!

Trong khán phòng, rất nhiều gương mặt của cán bộ ngành TDTT bỗng như đanh hẳn lại, đấy chưa hẳn là một nhiệm vụ được Bộ giao phó cho Tổng cục TDTT trong thời gian tới, nhưng chắc chắn cũng đặt ra một thử thách thật sự, kèm theo đó là yêu cầu phải cố gắng phấn đấu, phát huy tối đa những thế mạnh vốn có của thể thao Việt Nam tại các đấu trường đỉnh cao. Giành 2 HCV tại Tokyo 2020 thậm chí có thể còn khó gấp nhiều lần so với 4 HCV tại Asiad 18 vừa rồi!

Không chỉ tích cực chuẩn bị lực lượng cho các cuộc đấu nhằm cạnh tranh những tấm vé tới Olympic Tokyo 2020, ngành TDTT còn phải nỗ lực để đối mặt nhiều thử thách tại SEA Games 30 ở Philippines vào cuối năm, nơi chúng ta vẫn phải hướng tới mục tiêu "tốp 3" trong khi dự kiến chỉ tham dự khoảng một nửa số môn thi đấu (28/56) mà thôi. Đặc biệt, đây cũng là giai đoạn mang tính bản lề để ngành tính tới một "cụ đột phá" mới sau đây chưa tới 3 năm: Đăng cai, tổ chức thành công SEA Games 31 (năm 2021) và giành ngôi nhất toàn đoàn...

Những mục tiêu lớn đặt ra có thể là rất nặng nề, trở thành mối lo lớn nếu thể thao nước nhà cứ theo những lối mòn cũ, không tích cực tìm tòi hướng đi và cách làm mới. Ngược lại, ngành TDTT của chúng ta có thể trở thành động lực để chúng ta quyết tâm và nỗ lực hơn để nâng chất các mặt hoạt động của mình. 

Mục tiêu cao – hay "ước mơ" - đặt ra là để phấn đấu, để đổi thay theo chiều hướng tích cực, còn có thể đạt được nó hay không lại tùy thuộc vào rất nhiều điều khác nữa (như những gì các đội tuyển bóng đá đã làm trong năm qua). Vâng, hãy cứ mạnh dạn... ước mơ và cố gắng. Chớ nên xem nó như một nỗi ám ảnh!

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm