Quên nỗi buồn đi! Mỹ cần làm 3 bước này để phục hận Olympic 2020

Hải Mạc
thứ sáu 13-9-2019 23:30:00 +07:00 0 bình luận
FIBA World Cup 2019 được đánh dấu như kì đại hội có thành tích tệ nhất trong lịch sử của đội tuyển bóng rổ Mỹ, nhưng họ vẫn còn 1 năm và nếu như chịu thay đổi theo 3 bước này,mọi thứ sẽ khả quan hơn tại Kỳ Olympic Tokyo được diễn ra vào năm 2020.

Lùi ngược về quá khứ của đội tuyển bóng rổ Mỹ, chúng ta sẽ có được 2 cái tên được cho là vĩ đại và mạnh nhất trong lịch sử, đội hình "Dream Team" 1992 và đội hình "Redeem Team" 2008. Điểm chung của cả hai đội là được xây dựng sau khi phải chấp nhận những trái đắng trước đó.

Trở lại năm 1988, đội hình tuyển Mỹ khi đó thất bại trong việc chinh phục huy chương vàng thế vận hội đầu tiên trong lịch sử, cho nên việc xây dựng một bộ sậu "Đội hình trong mơ" năm 1992 là ưu tiên cấp thiết cho dàn lãnh đạo thời bấy giờ.

Trong khi đó, vào năm 2004, Mỹ lại tái hiện hình ảnh năm 88 khi họ lại vuột mất chiếc huy chương vàng danh giá, cho nên đội hình "Phục Hận" năm 2008 chính là đội hình giúp họ lấy lại những gì đã mất.

Quên nỗi buồn đi! Mỹ cần làm 3 bước này để phục hận Olympic 2020
Đội hình trong mơ năm 1992

Việc để thua Pháp và Serbia vừa qua như một cái tát cực mạnh vào lòng tự tôn của "chú Sam" vì kết quả trên như là minh chứng tệ hại nhất trong bề dày lịch sử của họ bao năm qua, cho nên việc phải xây dựng lại một lối chơi mới, cách thức vận hành mới là điều phải làm của toàn đội nếu như còn muốn đứng đầu trên bản đồ bóng rổ thế giới.

Nhìn gần nhất ở đội tuyển Pháp khi họ vừa mới đánh bại tuyển Mỹ, đó chính là tập thể mà HLV Vincent Collet đã gắn bó suốt 1 thập kỷ, một Rudy Gobert và Evan Fournier đã cùng nhau chinh chiến từ World Cup 2014, ngoài ra cũng đừng quên cái tên Nicolas Batum cũng dành gần 10 năm thi đấu cho màu cờ sắc áo. Tất cả những điều trên chỉ để nói lên một điều chính là sự hiểu rõ về bộ khung, cũng như sự "hợp rơ" trong cách chơi giữa các cầu thủ với nhau.

Sau thất bại ê chề tại Trung Quốc, Tuyển Mỹ vẫn có thể xây dựng lại một bộ khung tốt hơn nhiều vì bản thân họ không hề thiếu những ngôi sao tốt, những bậc thầy chiến thuật ngoài đường pitch, chỉ là cái họ cần làm là hài hòa mọi thứ lại với nhau theo 3 bước dưới đây:

Quên nỗi buồn đi! Mỹ cần làm 3 bước này để phục hận Olympic 2020
cùng với đội hình "Phục hận" năm 2008 là 2 đội hình mạnh nhất trong lịch sử bóng rổ nước Mỹ

Bước 1: Ràng buộc 4 năm

Sẽ rất khó để có thể ràng buộc các cầu thủ gắn bó trong thời gian dài với đội tuyển trong khi thành tích ở NBA vẫn luôn là thứ chèo kéo tốt hơn. Cho nên cũng đừng kì vọng vào những gì Tony Parker hay Pau Gasol đã cống hiến cho đội tuyển quốc gia.

Nhưng với khoản thời gian 4 năm, vừa đủ dài cho những chiến thuật được xây dựng của các HLV lên đội tuyển. 4 năm đồng nghĩa với khoản thời gian 4 mùa hè "rảnh rỗi", gọi là rảnh rỗi khi mà giai đoạn NBA kết thúc, phần lớn các cầu thủ sẽ được xả hơi xuyên suốt 5-6 tháng, ngoại trừ những ngôi sao luôn có lịch trình quảng bá riêng của họ. Khi có thời gian chơi banh với nhau nhiều hơn, sự gắn kết sẽ trở nên tốt hơn trong các cầu thủ và cũng đủ để vị HLV nhìn nhận ra những tố chất nào phù hợp cho bộ khung họ muốn xây dựng. Không những thế, các fan hâm mộ ít nhiều sẽ yên tâm hơn về các cầu thủ con cưng sau quá trình đủ lâu chơi bóng chung.

Đây cũng chính là vấn đề lớn nhất mà đội tuyển Mỹ gặp phải, khi mà họ không có quá nhiều thời gian với vài tháng chơi bóng chung, cũng như HLV trưởng Gregg Poppovich nhìn nhận các cầu thủ chưa được rõ ràng.

Bước 2: Thời gian chơi

Nghe thì hơi vô lý nhưng lại rất đúng trong hoàn cảnh này, khi mà cái các cầu thủ quan tâm chính là việc họ có thể góp mặt phần lớn thời gian trên sân được không?

Bởi vì việc góp mặt trong đội hình hội tụ những cầu thủ tốt nhất, không ai lại muốn ngồi ngoài nhìn các cầu thủ khác chiếm "sân khấu" trong khi bản thân chỉ như là cái tên được lấp đầy trong danh sách tham gia.

Lấy ví dụ như Draymond Green chỉ chơi được trung bình 9.8 phút/trận trong kỳ Olympics 2016, hay Jimmy Butler nhỉnh hơn với 14.4 phút/trận. Cả hai đều phải nhường ánh hào quang cho 2 tay ghi điểm tốt hơn trong đội thời điểm đó là Kevin Durant và Carmelo Anthony. Và điều này vô tình tạo nên dấu ấn không tốt ở các cầu thủ, bởi vì họ sẽ cảm thấy bản thân không được tôn trọng, kết quả dẫn tới việc lâu dần các cầu thủ khác sẽ bỏ rơi những giải đấu mang ý nghĩa quốc gia.

Quên nỗi buồn đi! Mỹ cần làm 3 bước này để phục hận Olympic 2020
Draymond Green có khoảng thời gian thi đấu khá ít tại thời điểm Olympics 2016

Vậy nên vấn đề ở đây chỉ là, không quan trọng trong đội hình sẽ có những ai, chỉ cần cho họ cơ hội đủ để trình diễn thứ bóng rổ hay nhất của bản thân, cơ hội đăng quang sẽ rộng mở hơn trong những năm tới.

Bước 3: Xét độ tuổi trung bình 27 tuổi

Điều này được rút ra ngay sau khi chứng kiến sự thất bại ê chề của Mỹ, khi mà độ tuổi trung bình của các cầu thủ đánh chính chỉ tầm 23, duy chỉ có Harrison Barnes là cầu thủ duy nhất từ Olympics 2016, dẫu vậy thời gian anh góp mặt trên sân là ít nhất đội. Dẫu cho Brook Lopez hay Khris Middleton đều có nhiều năm chinh chiến nhưng vẫn không là lựa chọn hàng đầu của Coach Pop.

Vì sao lại là độ tuổi 27? Vì 27 chính là giai đoạn đỉnh cao của hầu hết các ngôi sao tại giải NBA, sau giai đoạn 8 năm được lựa chọn thì hầu hết các cầu thủ sẽ đủ độ chín và kinh nghiệm ít nhiều không những môi trường giải bóng rổ nhà nghề Mỹ mà còn đấu trường châu lục.

Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm