Hành trình thống trị thế giới của giải Kickboxing K-1

thứ hai 27-8-2018 15:54:29 +07:00 0 bình luận
Nếu như UFC là ông vua của MMA thì K-1 là tên tuổi thống trị làng Kickboxing. Thậm chí, K-1 không chỉ đơn thuần là một giải đấu mà nó đã thực sự định hình nên Kickboxing ngày nay.

Từ khoảng thập niên 60 thế kỷ trước, khái niệm Kickboxing hình thành tại Nhật Bản khi thánh địa võ thuật này trở thành nơi giao hòa giữa nhiều trường phái võ thuật như Karate, Boxing, Savate, Muay Thái... 

Có thể nói, Kickboxing là sự kết hợp đầu tiên và đầy đủ nhất của các môn striking.

Hành trình thống trị thế giới của giải Kickboxing K-1 - Ảnh 2.

Giải K-1 có thể xem như "mái nhà" thực sự của bộ môn Kickboxing

Xuất hiện lần đầu vào năm 1993, khi mà khái niệm "Kickboxing" còn chưa thực sự rõ ràng, K-1 ngay lập tức đặt một tham vọng to lớn trong chính tên gọi. 

Chữ "K" đại diện cho Karate, Kungfu (ám chỉ sự sẵn sàng chào đón nền võ thuật Trung Quốc), Kempo, (Tae)Kwondo, Kakutougi ("Kickboxing" trong tiếng Nhật) và số "1" thay lời thách thức vị trí đứng đầu của làng combat sport (thể thao đối kháng) toàn thế giới.

Hành trình thống trị thế giới của giải Kickboxing K-1 - Ảnh 3.

Xuất thân từ Muay Thái nhưng Buakaw trở thành huyền thoại từ K-1

Và K-1 đã thực hiện được lời tuyên bố của mình. Chỉ trong 3 năm sau đó, K-1 đã hoàn thành một hệ thống giải đấu K-1 và hai giải phụ là K-2 và K-3 (có thể ví như "giải hạng nhất" và "giải hạng nhì" trong bóng đá. 

Dù hệ thống giải phụ sau đó đã dừng hoạt động để tập trung vào chăm sóc K-1 cũng như các giải sau này nhưng BTC của K-1 Kickboxing vẫn làm được điều họ đã từng làm: quy tụ hàng trăm võ sĩ hàng đầu thế giới và hàng triệu người theo dõi.

Kể từ 1998, K-1 tiếp tục lập ra nhiều giải đấu như K-1 Global, K-1 Grand Prix, K-1 World MAX... để mở rộng sức ảnh hưởng và cơ hội thi đấu cho các võ sĩ Kickboxing toàn thế giới. 

Nhiều huyền thoại ở các bộ môn khác như Andy Hug (Kyokushin), Buakaw (Muay Thái),... cũng gia nhập K-1 và trở thành một phần của cộng đồng Kickboxer.

Trải qua rất nhiều biến cố như cuộc khủng hoảng tài chính năm 2010 của ban tổ chức, giải K-1 vẫn tiếp tục hỗ trợ sự phát triển của bộ môn Kickboxing, xây dựng một hệ thống luật hiệu quả và chặt chẽ đến mức mỗi khi nói về luật Kickboxing, người ta vẫn thường gọi là "Luật K-1". 

Thậm chí, cộng đồng võ thuật Âu Mỹ xem khái niệm "K-1" là "một môn võ", thay cho khái niệm "Kickboxing".

Alistair Overeem từng "quậy" tung sàn K-1 trước khi đến với UFC

Nếu như MMA được xây dựng bởi UFC, Muay Thái có sự hậu thuẫn to lớn từ chính phủ., thì Kickboxing ngày nay được định hình, nuôi dưỡng từ K-1 và cộng đồng võ thuật Nhật Bản, tạo nên một bố cục cân bằng cho làng thể thao đối kháng thế giới. 

Những di sản mà K-1 tạo nên không chỉ ảnh hưởng riêng đến Kickboxing mà còn với nhiều môn striking khác trên toàn thế giới.

Vậy K-1 có đơn giản là một sân chơi để võ sĩ Kickboxing có nơi chốn khẳng định mình với thế giới? Không, còn nữa. K-1 là nơi tạo điều kiện cho Kickboxing khẳng định vị thế của mình với mọi môn thể thao đối kháng, tranh chấp ngôi vương của thế giới combat sport đầy biến động.

Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm