Phân tích chuyên sâu: Kỹ thuật đánh trật trong Boxing (Kỳ 2)

thứ ba 6-11-2018 23:39:20 +07:00 0 bình luận
Quyền Anh, hay còn gọi là Boxing là một môn đối kháng đầy tính nghệ thuật và đầu óc. Boxing không chỉ là đánh trúng, đánh nặng. Để có thể tiến xa hơn trong môn này, bạn còn cần phải biết đánh trật.

Quyền Anh, hay còn gọi là Boxing là một môn đối kháng đầy tính nghệ thuật và đầu óc. Boxing không chỉ là đánh trúng, đánh nặng. Để có thể tiến xa hơn trong môn này, bạn còn cần phải biết đánh trật.

Phân tích chuyên sâu: Kỹ thuật đánh trật trong Boxing (Kỳ 2) - Ảnh 1.

Để có một đòn đánh trúng, người võ sĩ phải trải qua cả một quá trình gài đòn, dẫn dụ,... Tất cả chỉ gói gọn trong tích tắc.

3. Ném đá dò đường bằng những đòn đánh giả, đánh trật (feint)

Nếu như đối thủ của bạn là một võ sĩ có khả năng head movement tốt thì việc bạn tung những đòn đánh nặng là một việc thiếu thông minh. Họ sẽ nhanh chóng tránh né được hết những pha đòn của bạn, còn bạn sẽ rất mau chóng bị tụt thể lực.

Thay vì chỉ vung đấm và cầu mong cho nó trúng, hãy đấm có chủ đích để đối thủ lách né, phòng thủ theo đúng ý của ta và ta sẽ bắt chẹt đối thủ ngay trên đường chạy của họ.

Phân tích chuyên sâu: Kỹ thuật đánh trật trong Boxing (Kỳ 2) - Ảnh 2.

Như trên hình, Floyd Mayweather ban đầu tung ra combo 3-2 rất nặng, buộc Burton phải về thế phòng thủ chỉ chực chờ lách né và phản công. 

Thay vì tiếp tục tung ra những combo mạnh mẽ khác, Floyd chỉ nhẹ nhàng "nhấc" tay trái để đánh lừa Burton lách về phía tay phải đang chờ sẵn của Floyd. 

Tuy nhiên, cái hay nhất của Floyd Mayweather chính là ở vị trí đặt tay của anh. Floyd đặt tay trái hướng về phía vai phải của Burton, Floyd vừa có thể đe dọa Burton lại vừa hoàn toàn có thể tự chủ được khi Burton phản công. Trong khi đó ở vị trí của Burton, Burton hoàn toàn không có khả năng tung ra một đòn tay trái có sức đe dọa. Floyd đã "rào trước đón sau" chỉ bằng một cái nhấc tay.

4. Phá khiên chắn của đối thủ, tự tạo ra điểm hở trên đối thủ

Đối với một đối thủ đang che chắn, có rất nhiều cách để có thể tấn công họ hiệu quả. Một trong những cách đó là tạo ra điểm hở. 

Phân tích chuyên sâu: Kỹ thuật đánh trật trong Boxing (Kỳ 2) - Ảnh 4.

Như trên hình, Golovkin đã tạo ra điểm hở bằng 1 đòn số 5 rất nhẹ để đánh lừa đối thủ phải kéo tay về che chắn trước mặt và để lộ vùng mang tai.

Cái guard thật sự không chắc chắn như mọi người vẫn nghĩ. Chỉ cần một vài tác động, đôi tay che chắn của sẽ rất dễ bị xê dịch khỏi vị trí ban đầu. Khoảnh khắc mà đôi tay che chắn của đối thủ bị xê dịch chính là khoảnh khắc mà bạn nên tấn công.

Phân tích chuyên sâu: Kỹ thuật đánh trật trong Boxing (Kỳ 2) - Ảnh 6.

Lomachenko đã phối hợp một chuỗi đòn nặng nhẹ khác nhau để khiến đối thủ hoang mang không biết đòn sẽ bay về hướng nào. Do đó đối thủ của Lomachenko chỉ còn cách ôm đầu che chắn. Khi nhận thấy đối thủ đã bị tung hỏa mù, không thể nhìn rõ được mình, Lomachenko mới dùng đòn pry n punch trứ danh của mình. 

Nếu nhìn kỹ, bạn sẽ thấy Koasicha đã quá lúng túng nên tự che mắt của chính mình. Đây là một yếu tố quan trọng. Lomachenko dùng một loạt đòn tốc độ nhưng không theo phương hướng nhất định đánh trực tiếp vào vùng che chắn của Koasicha.

Vì cảm nhận được chuỗi đòn vẫn còn dồn dập, Koasicha đã không mở tay ra để quan sát. Lúc này Lomachenko mới có thể sử dụng đòn pry n punch của mình một cách lộ liễu và hiệu quả như thế.

(Còn tiếp)

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm