Vì sao giải King's Cup mà ĐT Việt Nam tham dự bị “mất giá” thê thảm?

Bình An
thứ tư 10-4-2019 7:05:00 +07:00 0 bình luận
Trong 5 năm trở lại đây, những thành viên đứng đầu giải King’s Cup không thể mời những đội tuyển mạnh, đặc biệt đến “lục địa già” và Nam Mỹ về tham dự.

Ngày 9/4, LĐBĐ Thái Lan (FAT) đã công bố Curacao là đội tuyển khách mời cuối cùng tham dự giải King’s Cup 2019. Đại diện đến từ Bắc Trung Mỹ trở thành đối thủ của ĐT Việt Nam ở vòng bán kết diễn ra chiều 5/6 tới.

Cuối cùng FAT đã “thở phào” nhẹ nhõm khi xác định đủ 4 đội tuyển góp mặt ở giải đấu danh giá nhất của bóng đá Thái Lan tổ chức. Bước sang tuổi đời 51 nhưng tại sao BTC lại gặp trở ngại trong việc tìm kiếm các đội tuyển tham dự đến như vậy? Đặc biệt, rất khó tiếp cận các “khách mời” đến từ châu Âu và Nam Mỹ.     

Đầu tiên phải nhìn vào thời gian tổ chức giải đấu. King’s Cup 2019 tổ chức trong 2 ngày 5/6 và 9/6, trùng với thời điểm các giải đấu châu Âu vừa hạ màn. Cụ thể, trận chung kết Champions League diễn ra vào ngày 1/6. Còn các trận chung kết Cúp FA, Cúp Liên đoàn Pháp, Cúp Quốc gia Đức … được tổ chức vào cuối tháng 5. 

Vì sao giải Kings Cup mà ĐT Việt Nam tham dự bị “mất giá” thê thảm?
FAT đã xác định các đội tuyển tham dự King's Cup 2019.

Các đội tuyển rất khó lòng để triệu tập những ngôi sao trở về phục vụ. Bên cạnh đó, sau khi hoàn thành xong nhiệm vụ ở cấp CLB, cầu thủ có quyền thời gian nghỉ ngơi trung bình từ 30 đến 45 ngày nhằm hồi phục và tái tạo lại năng lượng. 

Tất cả điều trên có ở quy chế và điều luật trong bản hợp đồng giữa cầu thủ và CLB. Rõ ràng, cầu thủ không phải là “cái máy” để hoạt động liên tục. Họ cần được nghỉ ngơi nếu như sau mùa giải, các CLB không tham gia sự kiện du đấu. Nhưng các sự kiến du đấu thường diễn ra vào giữa tháng 7, khi cầu thủ vừa khép lại kỳ nghỉ. 

Mặt khác, đội bóng chủ quản chỉ “nhả quân” cho các đội tuyển nếu trong thời gian sắp đến diễn ra một số giải đấu chính thức thuộc hệ thống FIFA như vòng loại World Cup 2022, vòng loại EURO 2020 hay Copa America 2019. Nếu đặt trường hợp không có những giải đấu kể trên, cầu thủ có quyền được nghỉ ngơi.

Nhưng ngặt nổi khi mùa bóng ở châu Âu khép lại, các cầu thủ phải trở về đội tuyển để bắt tay vào chiến dịch vòng loại World Cup 2022, vòng loại EURO 2020 hay Copa America 2019. Vì thế, rất khó để FAT mời đại diện của châu Âu, Nam Mỹ.

Vì sao giải Kings Cup mà ĐT Việt Nam tham dự bị “mất giá” thê thảm?
Công Phượng sẽ trở về Việt Nam tham dự King's Cup 2019.

Không chỉ trùng các giải đấu thuộc hệ thống FIFA, FAT còn phải “cân đo, đong đếm” về mặt ngân sách. Để các đội bóng tham dự King’s Cup, nước chủ nhà Thái Lan phải trả tiền cho các đội khách mời. Mặt khác, xứ chùa vàng không phải là đất nước có nguồn tài chính dồi dào để gửi “thiệp mời” đến những đội bóng lớn. 

Bằng chứng trong 5 năm trở lại, các đội bóng khách mở ở mức tầm trung và có vị thứ trên bảng xếp hạng FIFA không quá nổi trội. Đội khách mời có tiếng nhất là Slovakia tham dự ở mùa 2018. Còn lại là Gabon, UAE, thậm chí các đội hạng B của Jordan, Syria hay đội trẻ Honduras, Hàn Quốc … cũng được FAT mời đến. 

Chưa kể những trận đấu tại King’s Cup 2019 thuộc FIFA day, là cơ hội để các đội tuyển tích lũy điểm trên BXH FIFA. Không riêng ĐT Việt Nam, Thái Lan cũng xem giải đấu này mang ý nghĩa quan trọng cho việc cải thiện điểm số FIFA nhằm có ưu thế trong việc bốc thăm vòng loại World Cup 2022. Vì thế, người Thái biết mời những đội “vừa phải” với hy vọng có giải đấu thành công. Nói đâu xa như Việt Nam khi FAT liên tục "chào mời", thậm chí dời lịch thi đấu chỉ để nhận cái "gật đầu" từ phía nhà vô địch AFF Cup 2018.

Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm