5 môn Olympic lần đầu giành huy chương tại ASIAD 2014: Niềm tin cho tương lai & cái giá phải trả

thứ sáu 17-10-2014 20:00:06 +07:00 0 bình luận
(thethao24.tv) – Việc có tới 5 môn lần đầu giành huy chương trên đất Hàn Quốc rõ ràng là một điểm nhấn

(thethao24.tv) – Việc có tới 5 môn lần đầu giành huy chương trên đất Hàn Quốc rõ ràng là một điểm nhấn thành công của TTVN, mang đến hy vọng và niềm tin cho tương lai, dù rằng phía sau đó hãy còn những nỗi ngậm ngùi. Thực tế cả nền thể thao đã phải trá giá rất nhiều, và đáng ra đã có thể khác hơn nhiều nếu như cơ quan quản lý có sự chuyển hướng sớm và quyết liệt.

>>>ASIAD 2014: Người chuẩn bị 4 năm, mình làm trong… 6 tháng

>>>Thể thao Việt Nam hậu ASIAD 2014: Không “sòng phẳng” với chính mình

>>>Thể thao Việt Nam chỉ giành 1 HCV tại ASIAD 2014: Muốn cãi không cãi nổi

Dù không tuyên bố lấy trình độ châu Á làm đích chính, ưu tiên đặc biệt cho các môn Olympic từ cả chục năm nay song sự thực lại khác hẳn. Một phần bởi căn bệnh thành tích gắn với sự phụ thuộc quá nặng vào SEA Games đã khiến ngành thể thao có muốn cũng không đột phá nổi, hay có thực hiện cũng chỉ với một sự lừng khừng và nửa vời. Phần quan trọng hơn có lẽ bởi chính những người trong cuộc đã không có nhìn nhận, thái độ dứt khoát, đòi hỏi trong đó cả sự dũng cảm.

Chinh1

Nếu cơ quan quản lý đầu tư hơn cho các VĐV thì mọi chuyện đã khác?

Việt Nam hãy còn một khoảng cách xa với quốc tế, có thể nói về mọi mặt ở các môn Olympic, và muốn thành công rõ ràng phải có cách thức đầu tư bài bản, dài hạn, tốn kém cả công sức, kinh phí lẫn thời gian. Trong khi đó, những thử nghiệm bước đầu ở điền kinh, bắn súng hay thể dục dụng cụ bất thành càng khiến cho những người có trách nhiệm hoang mang, với câu hỏi “chọn lối chính nào?” theo kiểu “ASIAD, Olympic chưa được có khi lại hỏng mất SEA Games”.

Từ đó, đã dẫn đến một nhận thức chung khá tệ hại là TTVN ở điều kiện hiện tại căn bản chỉ phù hợp với các môn “đi tắt đón đầu” hay truyền thống đặc thù, chứ các môn cơ bản, hiện đại thì chưa thể mơ làm nên được chuyện gì đáng kể, về thành tích hay bước chuyển nền tảng. Vô hình trung, , sự đầu tư, cùng thành tích của nhóm môn này trong nhiều năm vẫn rơi vào tình trạng được chăng hay chớ.

Tuy nhiên, chính thực tế chuyển động tự thân theo xu hướng chung của nền thể thao, mong mỏi của giới chuyên môn, người hâm mộ đã đưa ra câu trả lời và buộc ngành thể thao phải nhập cuộc. Cũng phải thẳng thắn thừa nhận rằng, điều đó xuất phát có phần tự phát từ cách làm riêng, hay một số nhân tố đột biến của một số môn thể thao, chứ không phải từ trên xuống. Có thể kể ra trường hợp của môn điền kinh, với những nhà vô địch châu Á như Trương Thanh Hằng, Vũ Thị Hương, cử tạ với Á quân Olympic Hoàng Anh Tuấn, hay thể dục với Ngân Thương, Hà Thanh…

chinh3

Đấu kiếm cũng xuất sắc đem về huy chương cho đoàn TTVN.

Và chỉ trong 4 năm, từ ASIAD 2010 đến ASIAD 2014, đã thấy một thành quả mang tính hội tụ, và ngày càng cao của các môn Olympic. Tại Đại hội cách đây 4 năm, Việt Nam đã lần đầu giành tới 2 HCB của rowing – môn vốn đòi hỏi thể lực, sức bền siêu phàm, và đặc biệt 3 HCB, 2 HCĐ ở môn số 1 điền kinh, rồi 1 HCB của vật. Đến Đại hội 2014, thậm chí Việt Nam còn có thêm 5 môn lần đầu đoạt huy chương nữa gồm thể dục dụng cụ, bơi, xe đạp, đấu kiếm và boxing. Riêng thể dục dụng cụ còn “ắm” tới 1 HCB, 3 HCĐ, cứu vẫn cho sự tụt hậu nặng nề của cả ĐNÁ….

Việc có tới 7 môn đạt tới nhóm hàng đầu ASIAD ở các mức độ khác nhau đã chứng tỏ một bước tiến mới của sự phát triển, mở ra một tương lai khá sáng sủa cho TTVN. Rõ ràng, nếu có quyết tâm và cách làm đúng, Việt Nam vẫn hoàn toàn có khả năng gặt hái những thành công ở tầm mức châu lục và tiến tới thế giới.
Đó cần phải coi là bài học lớn nhất- một bài học “trắng mắt” cho ngành thể thao sau 2 kỳ Olympic, 2 kỳ ASIAD, chứ không phải lấy nó làm “bình phong” cho chuyện hụt chỉ tiêu HCV, hay huy chương.

Hà Thảo

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm