Cầu mây nữ Việt Nam sau ASIAD 2014: Trở lại… dưới vạch xuất phát

thứ ba 28-10-2014 20:00:22 +07:00 0 bình luận
(Thethao24.tv) – Từng lên tới đỉnh cao với cú đúp HCV ASIAD 2006 nhưng đến giờ môn thế mạnh một thời của

(Thethao24.tv) – Từng lên tới đỉnh cao với cú đúp HCV ASIAD 2006 nhưng đến giờ môn thế mạnh một thời của TTVN này đã phải đối mặt với thực tế coi như phải làm lại từ đầu, với một tương lai đầy bất định. Thậm chí, lực lượng hiện tại của cầu mây nữ so với mặt bằng chung lục còn tệ hơn cả lần đầu dự Á vận hội cách đây 16 năm.

>>>Thể thao Việt Nam hậu ASIAD 2014: Không “sòng phẳng” với chính mình

>>>Thể thao Việt Nam chỉ giành 1 HCV tại ASIAD 2014: Muốn cãi không cãi nổi

>>>Phía sau tấm HCV ASIAD lịch sử của Dương Thúy Vi: Vì sao vô cùng khó & đặc biệt quý?

Sau ASIAD 2010 bất thành trong mục tiêu bảo vệ HCV, cầu mây nữ đã hẫng cả mảng mũi nhọn khi mất luôn cả  một thế hệ Vàng gồm 3 hảo thủ Lưu Thị Thanh, Nguyễn Hải Thảo, Nguyễn Bích Thùy. Đây là 3 tuyển thủ trụ cột của ĐTVN suốt nhiều năm qua, có trình độ vượt trội so với phần còn lại. Cũng chỉ có 3 gương mặt này mới có thể giúp cho Việt Nam phần nào đủ sức đối đầu được với kỳ phùng định thủ Thái Lan, dù rằng chủ yếu vẫn thua nhiều hơn thắng. Nhưng chí ít, họ đã có màn tỏa sáng rực sáng, đến độ xuất thần, mang về 2 tấm HCV lịch sự tại Á vận hội 2006.

chinh3

Cầu mây Việt Nam đã có một kỳ Asiad đáng quên.

Trong đó, sau khi Lưu Thị Thanh giải nghệ, ĐTVN đã mất đi một trụ cột mà chính người Thái cũng phải “ngán sợ”. Hải Thảo và Bích Thùy cũng nối tiếp đàn chị chia tay để lập gia đình sinh con. Và 2 năm nay, dù đã quay trở lại với sứ mệnh giải cứu song kỳ thực cả hai đều đã qua thời kỳ đỉnh cao của mình.

Quan trọng hơn, không còn Lưu Thị Thanh, trong khi Thảo, Thủy đều sa sút phong độ, cầu mây nữ Việt Nam đã đánh mất hoàn toàn một “bộ khung” tài năng, ăn ý mà hợp thời.

Trên thực tế, đến thời điểm này, cầu mây Việt Nam đã tụt hẳn xuống nhóm 2 của thế giới, thay vì có thể tranh chấp tương đối ngang ngửa với người Thái như trước. Đơn giản bởi phía sau bộ ba Thanh, Thảo, Thùy chưa hề nhìn thấy sự bổ sung thay thế xứng đáng, chẳng những ngay hiện tại mà còn cả trong tương lai gần.

Những cái tên buộc phải đôn và thử nghiệm không hề ít với sự ưu tiên đầu tư tối đa, có thể lên tới cả chục gương mặt song  đều có khoảng cách xa vời vợi so với lứa đàn chị. Họ vừa rất hạn chế về kỹ năng, kinh nghiệm mà đáng nói hơn, chưa thấy có những phẩm chất cần thiết để tiếp cận được đỉnh cao quốc tế. Rất khốn khổ bởi chỉ vì sự vắng mặt vào giờ chót của cựu binh Hải Thảo vì chấn thương cũng đã làm cho mục tiêu lọt vào 2 trận chung kết của đội đã phá sản từ trước Đại hội.

Nhìn nhận một cách sòng phẳng, Việt Nam đang  kém hẳn “quốc nôi”  Thái Lan, thua rõ rệt cả Trung Quốc, Hàn Quốc hay Myanmar, những nơi đang có quân đông, trẻ và tiến bộ rất nhanh. Trình độ của các đàn em của Lưu Thị Thanh chỉ ngang với  Lào – một đối thủ vốn chưa từng được tính đếm.

chinh52

Cầu mây Việt Nam cần trở lại vạch xuất phát và bắt đầu lại từ đầu.

Với những gì đang thể hiện, ĐTVN khó mơ đến việc tranh chấp HCV, thậm chí HCB cũng cực khó ở các kỳ ASIAD và kể cả SEA Games tới đây.

Không phải bao giờ cũng có được những nhân tố sáng ngời như Lưu Thị Thanh, Nguyễn Bích Thùy, Nguyễn Hải Thảo. Dầu vậy thảm trạng như hiện giờ còn xuất phát chủ yếu từ sự thiếu chiến lược và bản sắc trong cách thức phát triển, cũng như  buông lỏng đào tạo bồi dưỡng đội ngũ kế cận, quá dựa vào những cựu binh theo kiểu “ăn đong” và “thời vụ”. Rồi ngay cả việc tranh tài của các tinh binh Thanh, Thùy, Thảo tại các đấu trường quốc tế, dường mấy năm nay như mọi người cũng dựa cả vào sự xuất thần, sau một lần nó đã bất ngờ xảy ra tại ASIAD  2006.

Phần nào có thể coi kết cục buồn mà cầu mây nữ Việt Nam đang và sẽ phải đối mặt là một hệ quả mang tính trả giá.

Chiến thuật “lấy người Thái đấu người Thái” cũng thất bại

Kể từ sau ASIAD 2006 giành tới 2 HCV, các nhà quản lý huấn luyện của cầu mây Việt Nam đã xoay đủ cách song vẫn bất lực trong việc tái chiếm Vàng ở cả ASIAD lẫn SEA Games. Điều này có nhiều lý do, trong đó nổi lên sự thất bại của chiến thuật “dựa vào người Thái đấu người Thái”. Từ thuê chuyên gia sang Việt Nam nắm ĐTQG, đưa quân sang Thái tập huấn thi đấu theo các đợt hay dài hạn. Việt Nam từng mời cả cựu HLV ĐTQG Thái Lan Chu Cheep, người từng phát hiện, đào tạo hàng loạt cầu thủ Thái, và nhiều lần đưa ĐT nước này đại thắng ở nhiều giải đấu.

box

Chiến thuật “lấy người Thái đấu người Thái” cũng thất bại

Đẳng cấp của ông Chucheep thực tế đã được khẳng định, cũng hỗ trợ rất nhiều cho các tuyển thủ Việt Nam, tuy nhiên kết quả chung cuộc thì vẫn cứ hoàn toàn thất bại. Thậm chí, so sánh thuần túy còn thua cả thời do HLV “nội” Hà Tùng Lập đảm trách.

Có lẽ, chính chuyên gia Thái, cùng cả cầu mây Việt Nam đã thua, bởi không thể tìm ra một đường hướng, sức mạnh riêng trong cả chiến lược và chiến thuật đủ để “chiến đấu” được với người Thái.

Xét ở mặt nào đó, nó cũng là một thất bại khá cay đắng. Càng tai hại hơn khi cầu mây Việt Nam đã coi ông Chucheep như một “cứu tinh”.

Sau những kết quả tệ hại, những người có trách nhiệm đến giờ mới chịu nhìn nhận ra vấn đề quan trọng: trước hết phải tự chủ, chứ không thể phụ thuộc một cách bị động vào chuyên gia, dù có là hàng Thái “xịn”. Chỉ có điều, nhận ra được rồi nhưng để giải được bài toán đó đến giờ cầu mây nữ Việt Nam vẫn chưa làm nổi.

 Sỹ Minh

 

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm