Kiếm thủ Việt "chém" chục triệu mỗi tháng

thứ tư 18-11-2015 15:07:43 +07:00 0 bình luận
Hơn 60 triệu cho 1 bộ trang phục thi đấu, mỗi tháng 1 kiếm thủ ‘chém” gãy 2 - 3 cây kiếm, tốn khoảng 8 -1 0 triệu, gần bằng nhu nhập cả tháng của bản thân.

Chi phí đắt đỏ

Có rất nhiều điều thú vị ghi nhận được từ môn thể thao “quý tộc” tại giải VĐQG vừa kết thúc. Điểm dễ nhận thấy nhất của bộ môn đấu kiếm là đòi hỏi VĐV phải được trang bị trang phục theo đúng tiêu chuẩn quốc tế.

Nếu như môn điền kinh, VĐV chỉ cần một đôi giày tốt là có thể thi đấu được, nhưng với đấu kiếm thì không đơn giản như vậy, Ngoài trang phục bảo hộ, VĐV còn cần phải trang bị mũ, găng tay và tất nhiên không thể thiếu kiếm.

kiem

Để có được một bộ trang phục đúng tiêu chuẩn số tiền phải bỏ ra là không nhỏ. HLV Nguyễn Thị Kim Nga - HLV trưởng đội đấu kiếm thành phố Hồ Chí Minh cho biết: “Với đặc thù của bộ môn, nên trang phục thi đấu của bộ môn đấu kiếm là khá lớn. Quần áo bảo hộ của VĐV có giá khoảng 1400 USD, mặt nạ khoảng 300 USD, bao tay là 100 USD, số tiền tối thiểu để mua một cây kiếm là rơi vào khoàng 190 USD. Hơn thế nữa các bộ trang phục thi đấu của các VĐV đấu kiếm đều phải nhập từ nước ngoài, nên chi phí tăng lên cũng khá nhiều. Nói chung, tổng chi phí để có thể sắm sửa được một bộ trang phục thi đấu đúng tiêu chuẩn cho VĐV thì số tiền bỏ ra không dưới 3000 USD”.

kiem

Chi phí trên trời là vậy, nhưng trong quá trình tập luyện, việc VĐV làm gãy kiếm là truyện như cơm bữa, nhất với những VĐV mới bước vào nghề. Kiếm thủ Nguyễn Tiến Nhật - đoàn TP.HCM, chia sẻ: “Trong quá trình tập luyện việc làm gãy kiếm là chuyện bình thường. Ngày mình mới tập luyện môn đấu kiếm bình quân mỗi tháng mình làm gãy từ 2 – 3 cây, trong khi số lượng trang phục được cung cấp có rất ít”.

Tiêu chuẩn chọn VĐV khắt khe

Không chỉ gặp khó khăn trong đầu tư trang phục thi đấu, việc tuyển chọn được một VĐV có tiềm năng để phát triển cũng là cả một câu chuyện dài.

Môn đấu kiếm không chỉ đòi hỏi ở VĐV về yếu tổ thể chất, mà còn yêu cầu cả sự thông minh và khả năng phản xạ. Nếu hội tụ được cả 3 yếu tố đó thì VĐV mới có thể thi đấu ở môi trường đỉnh cao.

kiếm

HLV Nguyễn Thị Kim Nga cho biết: “Việc đầu tiên khi tuyển chọn một VĐV đấu kiếm là chúng tôi xét đến yếu tố chiều cao. Nếu VĐV có được chiều cao lý tưởng, cùng sải tay dài sẽ là một lợi thế rất lớn trong khi thi đấu. Nhưng không phải VĐV nào có chiều cao tốt là mình cũng có thể đào tạo được. Hầu hết các em phải trải qua một khoảng thời gian tập luyện trong vài tháng thì mình mới có thể đánh giá một cách toàn diện nhất về VĐV đó”.

kiem

Tuyển chọn được một VĐV có tố chất đã khó, nhưng để có thể phát triển được hết tiềm năng của VĐV còn khó hơn gấp nhiều lần.

Do ở trong nước không có nhiều đối thủ giỏi để thi đấu cọ xát nên các đoàn phải tổ chức cho VĐV tập huấn quốc tế, hoặc thuê chuyên gia nước ngoài về hướng dẫn cho các VĐV. Đối với những đoàn có truyền thống và được đầu tư mạnh như Hà Nội hay TP.HCM còn có thể tự lo được. Còn đối với những địa phương chưa có điều kiện về kinh phí thì những chuyến tập huấn là điều quá xa xỉ.

VĐV Lê Hoàng Hải – đoàn Hải Dương chia sẻ: “Trước khi tham dự giải VĐ đấu kiếm toàn quốc, toàn đội được tập huấn tại Hà Nội trong khoảng thời gian hơn 1 tuần. So với những đoàn như Hà Nội, hay TP.HCM thì chúng em thiệt thòi hơn về những khoản đầu tư. Mong muốn lớn nhất của cá nhân em, cũng như toàn đội là có được những chuyến đi tập huấn tại nước ngoài để có thể nâng cao được trình độ”.

kiem

Ngay cả những địa phương có thế mạnh như Hồ Chí Minh thì việc làm thế nào để cho các VĐV được thi đấu cọ xát và nâng cao trình độ cũng là một bài toán nan giải. “Do điều kiện về kinh phí còn hạn chế nên các VĐV không thể tham dự hết các giải được.”, VĐV Nguyễn Tiến Nhật chia sẻ.

“Chính vì vậy cơ hội thi đấu để cọ xát với đối thủ nước ngoài đối với các VĐV trẻ gần như là không có. Nếu không thi đấu thường xuyên thì rất khó có thể nâng cao được trình độ của VĐV”.

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm