70 năm ngày thành lập ngành thể thao: Nỗi ám ảnh & Món nợ

thứ sáu 25-3-2016 22:33:06 +07:00 0 bình luận
Với các tuyển thủ thể thao đương thời, có một câu hỏi lớn họ luôn ngán trả lời nhất, hay nếu có thì cũng chưa đến nơi đến chốn: Sau khi giải nghệ như thế nào?

Ám ảnh từ quá khứ

Thực tế thể thao cho thấy không nhiều người theo nghiệp VĐV hanh thông, cuộc sống bằng phẳng. Thậm chí, có những trường hợp đã phải trả giá thực sự cả quãng đường, tương lai về sau vì theo thể thao, kể cả thuộc diện ngôi sao hàng đầu quốc gia.

Người ta vẫn hay dẫn ra về cuộc sống đầy nước mắt, khổ ải triền miên của VĐV chạy dài nữ hay nhất Việt Nam Trần Thị Soa (Hà Tĩnh), người từng dự Olympic 1980. Sự bất hạnh của bà, theo một cách nào đó có thể đổ cho số phận, song vẫn phải thấy phần lớn đến từ chính thể thao. Giá như bà có một công việc ổn định, đảm bảo tương xứng, chứ không phải là nhân viên dọn vệ sinh, bán vé của sân Vinh, chắc hẳn đã khác nhiều.

Trường hợp khốn khổ sau khi giải nghệ của huyền thoại việt dã Trần Thị Soa vẫn luôn là nỗi ám ảnh đối với tất cả các VĐV Việt Nam

Trường hợp khốn khổ sau khi giải nghệ của huyền thoại việt dã Trần Thị Soa vẫn luôn là nỗi ám ảnh đối với tất cả các VĐV Việt Nam

Giống hệt như thế, ở Thái Bình, để ngăn không cho con cái theo bóng chuyền, bao giờ các phụ huynh ở đây cũng lấy ngay “tấm gương” của cựu tuyển thủ quốc gia Bùi Thị Lanh. Nhiều năm nay, NHM thể thao đất Lúa đã quá quen với cảnh, danh thủ lẫy lừng một thời này cùng chồng và 2 con trông xe cho khách vào SVĐ , rồi làm đủ thứ việc của một lao động phổ thông...

Khi làm thầy là lối mòn duy nhất

Trong điều kiện mới, không còn có ngôi sao thể thao nào của Việt Nam rơi vào nghịch cảnh như bác Soa, cô Lanh. Không ít người đã rất năng động, nhanh chóng vươn lên thành đạt trong thời kỳ mới.

TTVN

Tuy nhiên, về cơ bản, họ vẫn chưa thoát khỏi tình trạng chung, với những vấp váp, trầy trật, khó khăn, khi bỏ lại sàn đấu để... vào đời lại. Tuyệt đại đa số đều chỉ chung một con đường: Lấy tấm bằng cử nhân Đại học TDTT (chính quy hay tại chức) rồi sau đó, một số ít đủ khả năng, kinh nghiệm được làm huấn luyện các cấp, còn lại xin vào các trường học dạy thể chất. Điều này bây giờ cũng rất khó vì phải cạnh tranh quyết liệt, vì ngành giáo dục thể chất đã mở rộng đào tạo, hàng năm cho ra lò hàng loạt cử nhân, trong khi nhu cầu có hạn. Chưa kể hàng loạt VĐV thường thường bậc trung, nhất là những đối tượng chỉ có thể dừng lại ở tầm quốc gia, hay tỉnh, phải rời thể thao trong cảnh “tay trắng”.

Bế tắc vì đâu?

Những cuộc đời ngôi sao hẩm hiu của Trần Thị Soa, hay Bùi Thị Lanh luôn khiến những người làm thể thao xót xa, cảm thông. Chỉ có điều, chưa ai nhìn thấu đáo vào cội nguồn vấn đề.

Sự thiệt thòi của 2 cựu binh này chỉ một phần nhỏ xuất phát từ việc không được bố trí, thu xếp công việc, hay có chế độ ưu đãi xứng đáng với cống hiến to lớn khi còn là VĐV. Cái thiếu nhất của họ chính là đã không có được sự chuẩn bị cần thiết về mọi mặt để sẵn sàng bước sang thời hậu VĐV.

TTVN

Khi rời sân đấu, họ cũng khó làm được gì khác, ngoài những việc đơn giản, vì trong cả đời VĐV không được trang bị, học hỏi gì khác, gói gọn trong vòng tròn tập luyện - thi đấu.

Rất đáng lo vì thể thao thành tích cao Việt Nam đang có một cuộc bùng nổ, đặc biệt về số lượng, song cách tiếp cận, đào tạo VĐV vẫn không có gì thay đổi: Chỉ tập luyện, thi đấu và thành tích. Ngành thể thao vẫn đang coi nhẹ, hay đang bỏ trống cả mảng đào tạo, rèn luyện văn hóa, kỹ năng sống và làm việc cho VĐV.

Tức là sự chuẩn bị cho tương lai lâu dài, cho thời kỳ sau giải nghệ vẫn để hoàn toàn tự phát. Ngành thể thao chưa có định hướng và giải pháp, còn chính các tuyển thủ cũng thụ động

Hay là đã trót theo nghiệp VĐV thì chuyện bấp bênh cứ phải... tự nhiên. 

Khi còn tập luyện, thi đấu, từ các nhà quản lý huấn luyện cho đến chính các tuyển thủ chỉ nhắm tới đích duy nhất là thành tích và khai thác khả năng cao nhất có thể. VĐV không được học hành đến nơi đến chốn, thiếu hụt kiến thức kỹ năng sống và làm việc. Ngay cả khi giải nghệ, họ cũng gần như không có chế độ chính sách ưu tiên nào về kinh phí, đào tạo lại, hướng nghiệp, hỗ trợ việc làm… Mảng liên kết đào tạo - việc làm với các ngành, đơn vị, doanh nghiệp khác của ngành thể thao coi như không có.

Thống kê sơ bộ, có đến 60 - 70% số VĐV từng là tuyển thủ cấp tỉnh thuộc diện chính thức nhiều năm, điển hình như trung tâm số 1 Hà Nội, khi chia tay sự nghiệp thi đấu lập tức phải làm lại từ đầu. Ngành thể thao coi như hết trách nhiệm.

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm

CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

Cơ quan chủ quản của mạng xã hội webthethao.com.vn: CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

79 Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Địa chỉ văn phòng Hà Nội: số 25 BT2 Đạm Phương, bán đảo Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội.

Điện thoại: 024.32669666

Hotline: 091 2075444

Email: [email protected]

VPĐD tại TP. Hồ Chí Minh Số 16A, đường Lê Hồng Phong, P.12, Q.10, TP.HCM

Điện thoại: 028 6651 2019

GP số: 162/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 20/06/2024.

Người chịu trách nhiệm nội dung: Bà Bùi Thu Hường

Thỏa thuận chia sẻ nội dung. Chính sách bảo mật

Báo giá quảng cáo: tải tại đây

Liên hệ quảng cáo, truyền thông, hợp tác kinh doanh: 0912 075 444

Email: [email protected]

25 BT2 Đạm Phương, bán đảo Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội.