Đúng hơn là những môn thể thao tại Mỹ sau khi bóng rổ đi tiên phong và thu được những thành công không ngờ. Đó là lý do giải thích tại sao giải bóng chày nhà nghề (MLB), giải bóng đá Arena (AFL) hay còn gọi là bóng bầu dục và giải võ tổng hợp Ultimate Fighting Championship (UFC) xuất hiện tại Trung Quốc trong vài năm qua.
Họ thành lập các chi nhánh ở Trung Quốc, tổ chức nhiều sự kiện và nỗ lực xây dựng một mạng lưới đào tạo tại đây. Mặc dù vậy, có vẻ như sự quan tâm của người Trung Quốc với những môn thể thao mới là không hào hứng và nhiệt tình.
Cũng vì thế mà sau khi dự định tổ chức mùa giải đầu tiên vào mùa thu 2015, giải bóng bầu dục của Trung Quốc (CAFL) lại phải thông báo hoãn đến mùa thu năm nay. Trong khi đó, mặc dù UFC đã có một mùa giải lưu diễn quanh Trung Quốc với 12 trận đấu diễn ra từ tháng 12/2013 đến tháng 1/2014, thì năm 2015, họ quyết định bỏ Trung Quốc. Thay vào đó, UFC tổ chức các sự kiện ở những quốc gia khác trong khu vực như Philippines, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Còn MLB tuy đã mở văn phòng ở Bắc Kinh vào năm 2007 nhưng số lượng cầu thủ mới ở các trung tâm đào tạo tăng rất chậm. Hiện MLB đang vận động để đưa bóng chày vào chương trình giáo dục học đường ở Trung Quốc, tuy nhiên, khả năng thành công hay không vẫn là một dấu hỏi lớn.
Theo Leon Xie, giám đốc quản lý của MLB Trung Quốc, phần đông người Trung Quốc đều cho biết, bóng chày là một môn thể thao xa lạ với họ. Không có gì ngạc nhiên khi cả Trung Quốc mới có vỏn vẹn 3 sân bóng chày và một trong số đó là sân Olympic 2008 đã bị san phẳng để dành chỗ xây dựng một trung tâm thương mại. Điều thú vị là bóng chày từng xuất hiện ở các trường đại học của Trung Quốc vào đầu thế kỷ 20 trước khi môn thể thao này biến mất cùng với cuộc cách mạng văn hóa.
Hiện nay, một số trường đại học của Trung Quốc cũng đã có những đội bóng chày nhưng theo Jim Small, phó chủ tịch của MLB ở khu vực châu Á, chỉ khi một trong 3 trung tâm đào tạo của MLB tại tỉnh Giang Tô có được một ngôi sao bóng chày như Yao Ming ở bóng rổ, bóng chày mới có cú hích cần thiết để phát triển mạnh mẽ ở Trung Quốc.
So với bóng chày và bóng rổ, bóng bầu dục không có một lịch sử lâu dài ở Trung Quốc và vì thế, việc giới thiệu môn thể thao này tại lục địa được thấy rõ là rất khó khăn. Quyết định hoãn giải CAFL cho đến mùa thu năm nay là một bằng chứng, nếu không muốn nói là chưa có gì đảm bảo rằng, CAFL sẽ diễn ra khi Trung Quốc mới 6 đội bóng.
Tương tự như vậy là võ tổng hợp dù UFC đã có mùa giải thứ tư ở Trung Quốc. Có cảm giác UFC vẫn không hấp dẫn bằng nếu so với những môn võ thuật truyền thống khác tại Trung Quốc, ngay cả khi công ty quảng bá cho UFC đưa đến đây nhiều võ sĩ nước ngoài. Vì thế, sau những tuyên bố đầy lạc quan về triển vọng thành công ở thị trường hơn 1 tỷ dân này, UFC giờ đã tập trung khai thác những thị trường mới như Philippines, Hàn Quốc và bỏ lại Trung Quốc ở phía sau.