Chấn thương khi chạy bộ. Phần 2: Chấn thương bàn chân

Thái Hà
thứ ba 24-12-2019 2:00:00 +07:00 0 bình luận
Là vận động viên điền kinh thì việc chấn thương sẽ luôn thường trực, chính vì thế mà các runner nên có cho mình những kiến thức cơ bản để phòng tránh và chữa trị hiệu quả.

Chạy bộ là môn thể thao tuy không đối kháng nhưng những nguy cơ dẫn đến chấn thương lại khá nhiều. Những chấn thương thường gặp do nhiều yếu tố tác động hoặc do tập luyện sai cách. Chính vì những lý do đó mà những vận động viên chạy bộ thường xuyên cần cập nhật các kiến thức về chữa trị chấn thương và tốt nhất là để phòng tránh những chấn thương có thể đến với bản thân.

Chấn thương khi chạy bộ. Phần 2: Chấn thương bàn chân

Chấn thương trong chạy bộ thường gặp do nhiều yếu tố tác động (Ảnh minh họa)

Trong những phần trước webthethao đã chia sẻ về chấn thương cơ bản như chấn thương đầu gối. Bài viết này là những kiến thức về chấn thương bàn chân. Đây là một loại chấn thương rất dễ gặp đối với tất cả những vận động viên chạy bộ. Đầu tiên là khi cảm thấy đau gân gót chân khi chạy. Đây là hiện tượng gân gót chân bị viêm sưng. Gân gót chân là gân lớn nối giữa bắp chân và phía sau gót. Đau gân gót chân gây ra đau đớn và cứng vùng gân. Nguyên nhân gây ra đau gót chân là do gân bị chèn ép nhiều trong một khoảng thời gian dài. Khi bạn chạy một quãng đường quá xa thì có thể sẽ mắc phải đau gân gót chân. Bên cạnh đó, cơ tại bắp chân quá căng cũng có thể là nguyên nhân gây ra cơn đau.

Chấn thương khi chạy bộ. Phần 2: Chấn thương bàn chân

Những kiến thức về chấn thương bàn chân luôn cần thiết cho runner (Ảnh minh họa)

Muốn khắc phục được bạn cần có thời gian nghỉ ngơi, chườm đá vùng chấn thương, co giãn bắp chân. Đây là những phương án cơ bản để tự khắc phục tại nhà, nếu chấn thương nặng và dai dẳng bạn có thể tới các bệnh viện chuyên khoa về xương khớp, hoặc bệnh viện thể thao để khám và chữa trị.

Chấn thương khi chạy bộ. Phần 2: Chấn thương bàn chân
Chấn thương luôn thường trực với các runner (Ảnh minh họa)

Chấn thương trật mắt cá chân. Đây là hiện tượng dây chằng xung quanh mắt cá bị giãn hoặc rách. Thông thường bị trật mắt cá khi bàn chân bị xoắn hoặc cuộn vào phía trong. Trật mắt cá sẽ đỡ hơn khi bạn nghỉ ngơi, chườm đá, bó mắt cá lại và nâng bàn chân lên.
Viêm cân gan chân: đây là hiện tượng viêm sưng vùng cân gan chân tức là phần mô dày ở dưới lòng bàn chân kéo dài từ gót đến ngón chân. Những người bị căng cơ và vòm gan chân cao dễ mắc phải viêm cân gan chân. Mặc dù nguyên nhân gây ra chứng bệnh này có thể liên quan đến hoạt động quá sức. Tuy nhiên, viêm cân gan chân cũng có thể xảy ra dù không có lý do rõ ràng nào cả.

Muốn khắc phục bạn cần co giãn bắp chân, có thời gian nghỉ ngơi và cần chườm đá vào lòng bàn chân.

Chấn thương khi chạy bộ. Phần 2: Chấn thương bàn chân

Luôn để ý tới bàn chân khi tập luyện chạy bộ (Ảnh minh họa)

Hãy là một người chạy khôn ngoan: Chạy trên bề mặt phẳng và nên tránh chạy ở những sườn dốc đến khi bạn quen với hoạt động đó. Bề mặt đường chạy mềm như đường chạy hoặc nhựa đường sẽ phù hợp cho việc chạy hơn là các mặt bê tông cứng. Cạnh đó, có nhiều cách để điều chỉnh như là điều chỉnh sải chân hay tư thế cùa bạn, việc này có thể giảm bớt chút trọng lực của bạn khi chân chạm đất.
Đặt an toàn lên trên hết: Bạn nên nhớ hãy chạy vào ban ngày ở khu vực đủ ánh sáng. Nếu bạn vừa chạy vừa đeo tai nghe, chỉnh âm lượng vừa đủ để có thể nghe được tiếng xe và các âm thanh khác. Nếu chạy đêm, cần có đèn pin để soi đường. Như thế mới tránh được việc vấp ngã dẫn tới chấn thương bàn chân.

Phòng ngừa đau bàn chân khi chạy bộ
+ Khởi động kỹ các cơ nhất là chân và bàn chân trước khi chạy.
+ Chọn giày và tất thích hợp cho việc chạy.
+ Không buộc dây giày quá chặt.
+ Nếu cơ bắp quá mệt mỏi, hãy dừng lại để nghỉ ngơi hoặc nghỉ ngơi trước khi tiếp tục.
+ Thay đổi khoảng cách chạy một cách nhẹ nhàng và từ từ.

Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm