Trong cộng đồng chạy bộ hiện nay có rất nhiều bạn còn khá mù mờ về những khái niệm chạy theo nhịp tim, tuy nhiên nếu như chúng ta chú ý một chút, chúng ta có thể tra ngay trên google sẽ có rất nhiều kết quả để ta nghiên cứu. Trong giới chạy bộ, nhất là các bạn mới tập luyện đều cố gắng đạt được kết quả cao ngay khi mới bắt đầu. Đây là một điều tối kỵ dành cho những runner bắt đầu nhảy xuống “hố vôi”. Chạy bộ là một quá trình rèn luyện cần có sự kiên trì, cố gắng và thêm chút tố chất để có thể đốt calo trong một thời gian dài. Có những bạn vốn “sinh ra để chạy” có sẵn những tố chất mà người thường không có. Họ chỉ cần luyện tập ở mức độ vừa phải nhưng tiến bộ khá nhanh và đạt được những chỉ số mà người khác thèm muốn.
Chạy bộ đúng cách giúp con tim khỏe mạnh hơn
Trước tiên, khi bắt đầu với chạy bộ, bạn nên chuẩn bị cho mình những thiết bị để theo dõi những chỉ số của cơ thể như đồng hồ Garmin chẳng hạn. Với những sự tiến bộ của công nghệ thì mọi chỉ số được theo dõi một cách khá chính xác. Dựa vào những con số đó mà bản thân runner có thể đưa ra cá phương pháp tự tập luyện theo những giáo trình online cũng rất hiệu quả. Tất nhiên những chỉ số mà thiết bị cung cấp không hoàn toàn chính xác với tất cả mọi người, bởi cấu tạo các nhóm cơ cũng như tố chất của mỗi người là khác nhau. Thiết bị chỉ có thể cung cấp những chỉ số chung nhất đại diện cho một nhóm người cơ bản trong giới. Nói như thế để chúng ta có thể tìm cho mình những bài tập hiệu quả nhất.
Hãy chú ý tới nhịp tim của mình để điều chỉnh các bài tập cho phù hợp
Trước hết chúng ta hãy tìm hiểu qua về thiết bị để xem nhịp tim mình chạy nhanh sẽ nằm trong khoảng (zone)nào. Với định nghĩa của nhịp tim, đó là số lần đập của con tim trong một phút (beats per minute - bpm). Nói một cách chính xác thì đó là sự co bóp của tim khi nó bơm máu để chuyển dưỡng khí và các chất dinh dưỡng đến khắp cơ thể, đồng thời loại bỏ các chất thải trong quá trình trao đổi chất. Dựa trên số lần đập của tim trong vòng 1 phút này mà Garmin sẽ chia ra các khoảng khác nhau để báo cáo lại trong khi bạn luyện tập để nhanh chóng điều chỉnh tốc độ khi chạy cho phù hợp với khả năng của cơ thể. Tim người sẽ co bóp với tốc độ khoảng 72 bpm khi ở trạng thái nghỉ. Khi bạn vận động làm tăng nhịp tim tạm thời, nhưng làm giảm nhịp tim nghỉ ngơi về lâu dài nó rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Chính vì lẽ đó nên có quan niệm rằng luyện tập để tăng nhịp tim càng cao càng tốt để nhịp tim thấp đi. Có một sự ngộ nhận ở đây giữa nhịp tim lúc nghỉ và nhịp tim khi hoạt động. Đúng là luyện tập thể thao nói chung sẽ làm cho nhịp tim lúc nghỉ chậm đi, mà nhịp tim chậm đi có nghĩa là nó không phải làm việc căng thẳng thì sẽ kéo dài tuổi thọ.
Đồng hồ Garmin - Thiết bị cho người chạy bộ
Khi luyện tập nhịp tim thay đổi theo nhu cầu của cơ thể. Chạy quá nhanh thì tất nhiên cơ thể sẽ đòi hỏi nhiều khí oxy, do đó tim phải đập nhanh hơn để bơm máu chuyên chở oxy đến các cơ bắp. (Nếu dùng các chất kích thích như caffeine và nicotine cũng làm cho tim co bóp nhanh hơn). Ngược lại, nếu giảm tiêu thụ chất vôi calcium và muối sodium sẽ giúp giảm nhịp tim. Nhiệt độ cơ thể cũng có liên quan mật thiết đến nhịp tim, khi bị sốt thì nhịp tim lên rất cao. Chính vì thế mà cần có những bài tập cụ thể với tùng người và với từng thời điểm khác nhau. Chúng ta có thể để ý tới phần trăm VO2max (khả năng tiêu thụ khí tối đa của cơ thể) trên thiết bị Garmin. Từ đây chúng ta sẽ có những phương pháp tập luyện để phù hợp với cơ thể, tăng nhịp tim trung bình lên để từ đó tăng chỉ số tiêu thụ khí tối đa của cơ thể lên. VO2max càng lớn chứng tỏ sức chịu đựng của cơ thể trong thời gian dài sẽ lớn hơn và bạn chắc chắn sẽ chinh phục được những mốc cự ly dài như half marathon hay marathon.
Chạy bộ cự ly dài đòi hỏi nền tảng sức bền tốt
Chạy bộ trong những cự ly dài đòi hỏi nền tảng sức bền rất tốt. Khi bạn chạy full marathon, 99% năng lượng của bạn là từ chuyển hoá hiếu khí (aerobic). Chính vì thế mà nâng cao dần ngưỡng chịu đựng đồng nghĩa với giảm nhịp tim trung bình khi chạy bộ là điều cần thiết.
Để tập luyện cho các cự ly dài (half marathon trở lên) bạn cần những bài tập chính sau:
Tập sức bền: Để tăng cường chuyển hoá chất béo và tăng dự trữ carbohydrate, bằng những buổi chạy dài tốc độ thấp. Ở bài tập này nên duy trì nhịp tim ở zone 2 chạm ngưỡng zone 3.
Tập gắng sức - tempo run: Trong bài tập này nên để tim hoạt động trong mức zone 3 để nâng ngưỡng lactate. Bài tập này khá nặng, và bạn cần duy trì tốc độ chạy nhanh trong 30 đến 40 phút. Khi bạn cảm thấy thoải mái hơn với cường độ vận động này, nghĩa là ngưỡng lactate (hay ngưỡng anaerobic) của bạn đã được nâng lên.
Tập biến tốc - interval workout: Đây là bài tập xen kẽ các bài chạy nhanh và chạy chậm theo những thời lượng cố định để cải thiện ngưỡng lactate cũng như khả năng phục hồi nhịp tim của. Tần số tim của bạn sẽ nằm ở zone 4 chạy nhanh) hoặc zone 2 (chạy chậm). Khi đã vượt qua ngưỡng lactate, cơ thể bạn sẽ học được cách thích nghi với cường độ vận động lớn hơn, cũng như điều hoà tần số tim tối ưu hơn.
Như vậy, để có thể chinh phục được các cột mốc 21km, 42km hay những cự ly siêu marathon thì bạn phải kiên trì tập luyện hàng ngày để cơ thể thích nghi với cường độ chịu đựng đó. Hãy chú ý tới nhịp tim của bản thân để điều chỉnh bài tập nhằm nâng ngưỡng chịu đựng lên cao hơn. Mỗi ngày qua đi, hãy ghi lại những tiến bộ của bạn để điều chỉnh và quan trọng hơn hết là tập phù hợp với sức khỏe của bản thân để có được một con tim khỏe mạnh bền bỉ.