Chạy bộ là phương pháp tập luyện thể thao một các đơn giản nhất mà ai cũng có thể tự tập luyện và nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, bạn không thể tùy ý chạy bộ với bất kì đôi giày nào vì nó không chỉ gây khó khăn cho việc tập luyện mà còn có thể khiến chân bạn chấn thương. Để có được một thành tích tốt thì giày chạy bộ là một trong những phụ kiện có thể giúp bạn nâng cao được thành tích của mình nhờ những ưu việt của nó.
Giày chạy bộ là thứ cần thiết cho mỗi vận động viên (Ảnh minh họa)
Giày chạy bộ hiện nay có rất nhiều loại và thương hiệu khác nhau ở các mức giá khác nhau. Điều này giúp cho các vận động viên có được nhiều sự lựa chọn cho bản thân. Hơn nữa nếu chọn đúng và phù hợp thì đôi giày sẽ nâng cao thành tích chạy bộ. Vì đặc điểm của bộ môn chạy bộ là bạn cần phải di trên đôi bàn chân của mình, suốt một thời gian dài, đặc biệt là với những nội dung chạy 21km hay trên 42km. Một đôi giày chất lượng sẽ giúp mỗi một bước chạy của bạn được tối ưu nhất. Và chắc chắn thời gian chạy của bạn sẽ giảm đáng kể với một đôi giày chạy bộ phù hợp.
Giày chạy bộ hiện nay có rất nhiều loại và thương hiệu khác nhau (Ảnh minh họa)
Đôi giày phù hợp với hình dáng bàn chân nó sẽ hạn chế những chấn thương vì chấn thương trong chạy bộ, phần lớn xảy ra với đôi chân của bạn, đặc biệt là phần bàn chân, khớp cổ chân và đùi gối. Một đôi giày có chất lượng kém sẽ khiến bạn dễ gặp phải những chấn thương do thiết kế không phù hợp, có thể khi mới đi bạn sẽ không gặp vấn đề gì nhưng khi chạy thời gian lâu và quãng đường dài bạn sẽ thấy được điều đó.
Chọn giày chạy bộ phù hợp sẽ nâng cao hiệu quả tập luyện và thi đấu (Ảnh minh họa)
Hãy lựa chọn cho mình đôi giày phù hợp dựa trên tư vấn của huấn luyện viên điền kinh, người có kinh nghiệm chạy bộ , không mua giày dựa vào đánh giá của người khác bởi mua giày cho bạn chứ không phải cho mọi người ngắm. Hãy thử giày thật kỹ trước khi mua và nên mua giày vào buổi chiều tối vì khi đó kích cỡ bàn chân đã giãn nở hết cỡ. Kiểm tra chất lượng giày tại ở các cửa hàng giày chuyên dành cho chạy bộ, bạn đừng tiếc tiền và không bao giờ mua qua mạng vì không được thử và chưa kiểm định được chất lượng đôi giày sẽ theo chân trong thời gian dài.
Quy tắc ngón tay cái.
Một đôi giày chạy bộ phù hợp là một đôi giày ôm trọn gót chân bạnnhưng vẫn cách một khoảng 1 đến 1,3cm (bằng kích cỡ một ngón tay cái) từ ngón chân đến mũi giày và phần mu bàn chân của mình hoàn toàn thoải mái, không quá khít hoặc quá lỏng lẻo.
Lựa chọn giữa giày đắt tiền và giày phù hợp.
Khi quyết định đầu tư cho một đôi giày chạy, tốt nhất nên chọn mua giày có thương hiệu đạt chuẩn an toàn của quốc tế để đảm bảo an toàn (các loại giày có xuất xứ không rõ ràng rất dễ gây chấn thương khi luyện tập). Ngoài ra, nên tra cứu kĩ nhãn hàng, tìm hiểu thông tin và yêu cầu được đo đạt và kiểm tra vóc dáng chân ngay tại cửa hàng để nhân viên có thể tư vấn giúp bạn chọn giày thật chính xác.
Nắm được vóc dáng bàn chân của mình.
Không phải ai cũng có vóc dáng chân giống nhau, việc mang giày chạy bộ không phù hợp với vóc dáng chân dễ gây ra đau gối và hông, căng mắt cá chân sau khi luyện tập. Đối với người có xu hướng nghiêng chân vào trong khi chạy (Overpronation), bạn sẽ cần một đôi giày tập giúp ổn định và kiểm soát chuyển động. Giày kiểm soát chuyển động được thiết kế để sửa chữa các lỗi nghiêng chân nghiêm trọng. Chúng giúp bảo vệ phần bên trong giày không bị vẹo và làm chậm quá trình nghiêng chân..
Ngược lại, đối với người có xu hướng nghiêng chân vào bên ngoài khi chạy (Underpronation), độ rung khi chuyển động sẽ ít bị phân tán vào gót chân như người nghiêng chân vào trong. Vì thế, một đôi giày với lớp đệm giảm hấp thụ sốc là sự lựa chọn sáng suốt nhất.
Quy trình chọn giày chạy bộ:
+ Chọn giày không có đệm mắt cá chân, vì giày này tốt cho việc sử dụng hàng ngày. Giày bóng rổ hay gót quá cao sẽ làm yếu phần mắt cá của bạn.
+ Giày có phần đế không quá hẹp. Đế giày nhỏ sẽ làm phần tiếp xúc với mặt đất nhỏ đi, gây khó chịu và kém giữ thăng bằng lẫn ma sát
+ Chọn kiểu giày có thiết kế thông hơi hoặc chất liệu thoáng để không hút hay giữ ẩm
+ Uốn cong phần mũi giày. Khoảng 1/3 độ dài giày có thể uốn mềm dẻo, 2/3 còn lại cần cứng cáp và khó uốn.
+ Nắm phần mũi và gót giày, thử xoắn giày lại (quay 2 tay theo 2 chiều ngược nhau). Giày tốt sẽ không bị bóp méo và biến dạng.
+ Nhấn vào phần đuôi giày (phần tương đương với xương cổ chân), để kiểm tra độ chắc của giày.
+ Kiểm tra các đường may của giày, dọc theo các viền ngoài và trong
+ Đi thử. Đừng vì quá thích một mẫu mã mà ép bản thân phải mang một đôi giày chật. Rất nhiều chất liệu sẽ dãn ra sau một thời gian sử dụng nhưng nên nhớ rằng bạn sẽ phải mang một đôi giày chật trong một thời gian dài.