Sinh ra tại Ninh Binh nhưng lập nghiệp và sống tại Biên Hòa Đồng Nai, dân chạy Lê Văn Tuấn cho biết anh đến với chạy bộ vì đam mê từ nhỏ. Tự tập luyện và không có HLV cũng như giáo án chuyên nghiệp nhưng VĐV Văn Tuấn có phương pháp và bí quyết chạy vô cùng độc đáo.
Webthethao: Cơ duyên nào đưa anh đến với chạy bộ, tại sao anh lại yêu thích mà muốn gắn bó lâu dài với bộ môn thể thao này?
Lê Văn Tuấn: Với tôi thì môn chạy bộ bắt nguồn từ rất lâu, từ ngày còn bé. Trước đó, môn điền kinh, marathon phát triển rất rầm rộ nhưng thời gian nó chững lại. Tuy nhiên, khoảng 2 năm trở lại đây thì bộ môn chạy lại phát triển mạnh mẽ trở lại ở Hà Nội, TP.HCM.
Dù bộ môn marathon này có nhiều thay đổi nhưng tôi thì vẫn đam mê, duy trì tập luyện đến bây giờ. Thực tế, chạy bộ là niềm đam mê của mình từ nhỏ, khi còn bé xiu mình đã thích chạy.
-Sự khác biệt của một vận động chạy phong trào và chơi chuyên nghiệp ở môn chạy bộ này như thế nào thưa anh?
Một vận động viên khi đến với bộ môn chạy, họ có những bước chuẩn bị khác nhau. Nếu chạy phong trào họ chỉ cần tập luyện ở mức bình thường, duy trì sức khỏe và thể trang tốt. Tuy nhiên, chạy chuyên nghiệp cần có phương pháp tập luyện, dụng cụ tập luyện, thành tích và thời gian phải ngắn lại sau mỗi buổi tập.
-Anh có thể chia sẻ cụ thể hơn về một vận động viên chuyên nghiệp khi theo chạy bộ?
Tôi chỉ là đam mê chạy và cũng từng tham dự các giải của báo Tiền Phong hay giải VĐQG nhưng tôi không theo chuyên nghiệp. Một VĐV chạy chuyên, họ sẽ có giáo án tập luyện cụ thể trước khi vào giải. Chuyện ăn uống, bồi bổ cơ hay việc nâng cao thành tích, rút ngắn thời gian phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà một HLV đưa ra cho VĐV đó. Qúa trình tập luyện của một VĐV chuyên nghiệp sẽ rất khác so với VĐV phong trào và bán chuyên, thành tích là thời gian và quãng đường phải đúng theo những gì HLV đề ra.
-Vậy kế hoạch của Văn Tuấn chuẩn bị cho các giải trong năm 2020 là gì?
Theo mình được biết, năm nay chạy bộ sẽ có hai giải lớn trong nước là giải việt dã báo Tiền phong và giải VĐQG. Do ảnh hưởng của dịch nên giải báo Tiền Phong sẽ lùi lại vào tháng 7/2020, và giải VĐQG sẽ lùi sang tháng 11/2020. Để chuẩn bị tốt cho giải đấu này, bản thân cũng phải có những kế hoạch tập luyện riêng để có được thành tích tốt.
Kế hoạch của tôi trong hai đợt chạy này phải xác định được đỉnh của tập luyện. Ví dụ, trong tháng 7 có giải thì giai đoạn nào mình tập trung chuẩn bị tốt cho kế hoạch đỉnh. Còn 5 tháng sau, tháng 11/2020 thi đấu giải Quốc gia thì lại là kế hoạch đỉnh khác. Với bản thân thì quãng đường và thời gian tự tập chứ không có huấn luyện viên như các VĐV chuyên nghiệp khác.
-Đối với một VĐV chuyên nghiệp họ được trang bị và chuẩn bị khác gì so với VĐV như Văn Tuấn?
Như tôi đã nói trước đó, VĐV chuyên nghiệp, VĐV chạy bộ đỉnh cao chuẩn bị cho các giải đấu lớn khu vực như SEA Gaems thì họ có đầy đủ hệ thống, giáo án, chế độ ăn uống,..Tuy nhiên, VĐV bán chuyên cũng cần hỗ trợ nhiều thứ như giày chạy đi loại nào, đồng hồ đo quãng đường,..đó là những công cụ hỗ trợ cần thiết. Còn giáo án tự tôi đặt ra mục tiêu để bản thân phấn đấu.
-Với một vận động viên đang hướng đến chuyên nghiệp thì anh đặt ra mục tiêu, chế độ tập luyện cho mình như thế nào?
Tùy vào giai đoạn cụ thể, từng tuần, từng tháng để một VĐV chạy bộ họ sẽ sử dụng các chất, nguồn dinh dưỡng khác nhau cho cơ thể. Cái này nó tùy vào các nhân của mỗi vận động viên. Với tôi tập luyện cho môn chạy bộ phải đa dạng. Nếu bạn chạy mãi trên một con đường, tập luyện mãi trên một cung đường không kích thích được sự phát triển sẽ nhàm chán. Vậy nên, tôi lựa chọn nhiều phương pháp tập luyện khác nhau. Có thể hôm nay chạy đường bằng, chạy trong sân bóng, ngày mai chạy đồi, núi, dốc,..điều đó kích thích tâm trí người chạy và tạo ra nhiều sự hứng thú hơn.
-Chạy bộ giúp ích như thế nào cho bản thân Văn Tuấn cũng như các thành viên gia đình trong cuộc sống hiện tại?
Thực tế, nếu bạn có thành tích tốt ở các giải đấu lớn, một VĐV tâm điểm thì bạn vẫn được hỗ trợ các khoản kinh phí hàng tháng. Tuy nhiên, điều đầu tiên bạn thấy thay đổi là bản thân sẽ có sức khỏe tốt hơn.
Các thành viên trong gia đình thích thú, hào hứng với chạy bộ để nâng cao sức khỏe, từ đó thúc đẩy phong trào chạy bộ, duy trì từ 1 cá thể, đến 1 gia đình, 1 tập thể và cả cộng đồng cùng chạy bộ.
Cảm ơn anh về cuộc trao đổi.