Dưới đây là một số chấn thương thường gặp khi người tập không lượng sức và quá ham mê thực hiện các động tác khó trong khi cơ thể chưa sẵn sàng:
Chấn thương đầu gối
Hầu hết chấn thương đầu gối đều đến từ các thế (asana) mở hông như (tư thế bướm) hoặc (ngồi mở rộng chân)… Khi cơ thể chưa đủ dẻo dai, người tập có xu hướng dùng lực nhấn vào đầu gối hai bên (với tư thế bướm) hoặc cố ấn thân mình chạm đất (với tư thế ngồi mở rộng chân). Những áp lực này sẽ đè nặng lên phần cơ xung quanh đầu gối dẫn đến chấn thương.
Bà Appel lưu ý: Nếu bạn bị thương đầu gối, những thế yoga như đứng gập người phía trước, thế cái cây có thể giúp củng cố khớp gối và tăng cường cơ bắp xung quanh chân và gân khoeo.
Tổn thương lưng dưới
“Lưng dưới là một trong những phần dễ tổn thương nhất. Nếu bạn thực hiện động tác quá nhanh, gập về trước hoặc về phía sau quá mạnh; chưa làm nóng cơ thể đủ hoặc chưa tập các động tác bổ trợ trước, bạn rất dễ bị chấn thương lưng dưới”.
Lời khuyên của Appel: Đừng đẩy quá mạnh trong các thế gập người dù là trước hay sau; hãy lắng nghe cơ thể, hít thở đều đặn và gập từng chút một theo khả năng của cơ thể”.
Chấn thương cổ và vai
Nếu bạn cảm thấy căng cứng ở cổ và vai sau khi tập yoga, đó chính là dấu hiệu cho biết bạn đã quá tham tập mà cố sức. Một số thế đảo ngược như đứng bằng đầu, đứng bằng vai đặt rất nhiều áp lực lên vai và cổ. Nếu bạn cảm thấy nhức nhối hoặc sức khoẻ suy giảm thì hãy ngừng ngay thực hành những thế đó, cần thực hành những thế dễ, nhẹ nhàng hơn để tăng sức mạnh, bổ trợ cơ thể”.
Appel gợi ý: Khi tập đứng bằng vai, người tập có thể tập cách tường khoảng 1m, mặt đối tường, nhấc từng chân lên và dựa bàn chân vào tường. Phần cổ và vai có thể giảm bớt áp lực khi chân được hỗ trợ.
Dây thần kinh bị chèn ép
Đây tiếp tục là một chấn thương khác – hậu quả của việc tập quá mạnh, dồn lực sai. Dây thần kinh có thể bị chèn ép chủ yếu ở các thế các thế vặn người (ngồi vặn người, thế tam giác…).
Vặn người quá mạnh khi cơ thể chưa sẵn sàng, người tập sẽ có xu hướng vặn lệch người, dẫn tới chèn ép dây thần kinh.
Trụy tuần hoàn
Mọi người thường nghĩ yoga là phương pháp giúp lưu thông máu, thư giãn hiệu quả. Trong yoga, có một số thế tác động rất mạnh vào hệ thống tuần hoàn như đứng bằng đầu, đứng bằng vai, đứng bằng tay, gập lưng, bánh xe.
Khi tập những thế này, hãy lưu ý nhịp độ thở (nặng nề, hụt hơi, đôi lúc không thể thở) hay phòng quá nóng hay không (trong hot yoga) để tránh bị trụy tuần hoàn. Đặc biệt, với những người huyết áp cao, bệnh tim mạch, hoặc có vấn đề tim mạch, cần phải tránh thực hiện những thế này.
Minh Thư