Cầu lông LI-NING China Masters 2023: Top 13 sự kiện nổi bật ở giải có Nguyễn Thùy Linh

Tuyết Kỳ
thứ ba 21-11-2023 12:14:50 +07:00 0 bình luận
Có sự hiện diện của Nguyễn Thùy Linh, LI-NING China Masters 2023 thuộc đẳng cấp Super 750 của Liên đoàn Cầu lông thế giới với lịch sử đầy sự kiện nổi bật.

1. LI-NING China Masters 2023 hiện thuộc đẳng cấp Super 750 tại BWF World Tour, nhưng lúc đầu ra mắt năm 2007 chỉ thuộc hệ thống Superseries và từ 2007-2013, đây là 1 trong 2 giải Superseries ở Trung Quốc với giải còn lại là China Open. Từ 2014-2017, China Masters được nâng lên thành Grand Prix Gold.

2. Với sự ra đời của HSBC BWF World Tour vào năm 2018, China Masters được gọi là Fuzhou China Open và trở thành sự kiện Super 750, trong khi China Open Superseries trở thành sự kiện Super 1000.

3. China Masters ngưng tổ chức 3 giải liên tiếp gần đây do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

4. Lin Dan hiện là tay vợt có số lần vô địch China Masters nhiều nhất với tổng cộng 6 danh hiệu. 

Huyền thoại Lin Dan rất thành công ở China Masters.

5. Hai tay vợt đơn nữ hiếm hoi từng vô địch liên tiếp tại China Masters: Liu Xin (2013, 2014) và Chen Yu Fei (2018, 2019).

6. Những tay vợt đánh đôi thành công nhất China Masters là Xu Chen và Yu Yang (mỗi người 4 danh hiệu), nhưng đều không phải ghép cặp với nhau mà phối hợp với các tay vợt khác.

7. Chưa có tay vợt nào từng giành được danh hiệu kép ở cùng một giải China Masters.

8. Từ khi bắt đầu China Masters vào năm 2005 cho đến năm 2017, chỉ có một tay vợt không phải người Trung Quốc vô địch đơn nam – Sony Dwi Kuncoro của Indonesia vào năm 2008. Sau đó, Kento Momota của Nhật Bản đã liên tiếp vô địch giải này vào năm 2017 và 2018.

9. Thành tích của Trung Quốc cũng rất tốt ở nội dung đôi nữ, khi chỉ có một cặp – Vita Marissa / Liliyana Natsir của Indonesia – làm gián đoạn sự thống trị của Trung Quốc tại China Masters từ năm 2005 đến 2017. Hai ngôi vô địch các giải tiếp theo thuộc về Hàn Quốc (Lee So Hee / Shin Seung Chan) và Nhật Bản (Yuki Fukushima / Sayaka Hirota).

10. Zhou Mi của Hong Kong Trung Quốc là người vô địch China Masters năm 2008 và người chiến thắng duy nhất không phải người Trung Quốc là Aya Ohori của Nhật Bản vào năm 2017. Trung Quốc đã giành lại danh hiệu này vào năm 2018 và 2019 thông qua Chen Yu Fei.

11. Ở nội dung đôi nam, Trung Quốc không hoàn toàn chiếm ưu thế tại China Masters. Jens Eriksen / Martin Lundgaard Hansen của Đan Mạch đã đoạt giải lần thứ 2 vào năm 2006, sau đó đã có 7 lần đoạt giải không phải là người Trung Quốc.

12. Trong số các nhà đương kim vô địch, chỉ có Chen Yu Fei, Yuki Fukushima / Sayaka Hirota và Huang Dong Ping (với một bạn đánh đôi khác) tham dự vòng đấu chính China Masters năm nay.

13. TrungQuốc không có đối thủ theo đúng nghĩa đen tại nội dung đôi nam nữ ở China Masters. Trong lịch sử 15 năm tổ chức giải đấu, chưa có cặp đôi nào không phải người Trung Quốc từng giành được danh hiệu vô địch.

Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm