Để hiểu giải chạy địa hình vượt núi gian khổ như thế nào, PV Webthethao đã theo chân anh Phạm Thúc Trương Lương và một số VĐV Việt Nam chạy cự ly 100km từ 11 giờ đêm thứ 6 tới hơn 9 giờ tối ngày thứ 7 (24/9).
Trong khi các cự ly khác màu của số báo danh (số Bib) tươi vui (xanh-10km, 21km-vàng, 42km-cam, 70km-đỏ), màu Bib của cự ly 100km là màu xám xịt. Đây là lựa chọn dường như có ý đồ của BTC, báo hiệu nhiều thử thách khó khăn đang chờ đợi những VĐV liều lĩnh.
Để có thể "sống sót" trên quãng đường100km, các VĐV phải mang lượng nước và đồ ăn cần thiết đủ dùng cho cá nhân.
Dù cự ly 100km siêu khó nhưng chủ nhà Việt Nam có tới 14 VĐV tham dự. Điều này phần nào chứng tỏ cộng đồng chạy bộ Việt Nam có thể tiếp cận được với các giải chạy đua địa hình siêu dài (ultra trail) ở cấp độ cao nhất.
Do khoảng cách từ điểm xuất phát Topas Ecolodge cách trung tâm thị trấn Sapa hơn 20km nên các VĐV sẽ được chuyên chở trước giờ xuất phát 1 giờ đồng hồ.
Clip xe chở nhóm VĐV Việt Nam chạy 100km rời Sa Pa đến điểm xuất phát trong tiếng reo hò cổ vũ:
Xe chở các VĐV 100Km rời Sa Pa đến điểm xuất phát trong tiếng reo hò của người dân 2 bên đường và những VĐV chạy cự ly thấp hơn ra tiễn.
VĐV sẽ tiếp nước và ăn chuối bổ sung tại các điểm kiểm tra (Check Point - CP). Khoảng cách giữa các điểm CP dao động trong khoảng từ 7km đến 15km.
Khi đã chạy được nửa quãng đường trở đi, các VĐV 100km phải làm quen với việc chạy đua... một mình.
Sau 23 giờ thi đấu gian khổ, chỉ có 35 VĐV hoàn thành cự ly 100km trong tổng số 90 VĐV đăng ký tham gia. Tỉ lệ không hoàn thành chiếm hơn một nửa (DNF) phần nào cho thấy cung đường đua của VMM 2016 khắc nghiệt như thế nào cho dù thời tiết năm nay được đánh giá là thuận lợi.
Ảnh bìa: Hà Huy Cường