Những kỷ lục điền kinh vô đối của ASIAD - Kỳ 4: Thông số chạy 800m nam đứng vững 13 năm

Tú Hân
thứ ba 29-8-2023 23:08:31 +07:00 0 bình luận
13 năm sau khi kỷ lục Á vận hội chạy 800m nam được lập tại Quảng Châu (Trung Quốc) năm 2010, liệu sẽ có một VĐV xô đổ kỷ lục này tại ASIAD 19 cũng trên đất Trung Quốc (23/9-8/10/2023) tới đây?

Ở 3 kỳ trước, webthethao.vn đã lần lượt giới thiệu kỷ lục Á vận hội (ASIAD) nội dung chạy 100m, 200m và 400m.

800m cũng là một trong những nội dung hấp dẫn được nhiều quốc gia trong khu vực đầu tư. Việt Nam cũng được coi là quốc gia sở hữu những VĐV chạy 800m mạnh, có tầm ảnh hưởng tại Đông Nam Á.

Hướng tới ASIAD 19 sắp tổ chức tại Hàng Châu (Trung Quốc) từ 23/9 đến 8/10/2023 (lùi một năm do dịch COVID-19), cùng tìm hiểu kỷ lục Á vận hội chạy 800m.

Kỳ 4: Thông số chạy 800m nam đứng vững 13 năm

13 năm đi tìm người xô đổ kỷ lục ASIAD chạy 800m nam

13 năm sau khi đăng cai Á vận hội Quảng Châu 2010, Trung Quốc lại trở thành chủ nhà của một kỳ ASIAD. Diễn ra từ 23/9 đến 8/10/2023 tới đây, ASIAD 19 hy vọng sẽ có một kỷ lục mới ở đường chạy 800m nam.

Kỷ lục hiện tại đang là 1 phút 45 giây 45 (1:45:45) do Sajad Marodi của Iran xác lập 25/11/2010 tại Quảng Châu (Trung Quốc).

Đây là một trong những kỷ lục đặc biệt và có nhiều chi tiết rất thú vị. Mở màn là phần thi vòng loại vào chiều 24/11/2010. Ở lượt chạy vòng loại thứ nhất, Việt Nam có một VĐV tham dự là Nguyễn Đình Cương. Anh được xếp thi đấu với 7 VĐV khác, trong đó có nhà vô địch Sajad Marodi.

Do có quy định lấy 2 VĐV về đầu vào thẳng chung kết nên lượt chạy này diễn ra không có thông số tốt như những đợt chạy sau. Sajjad Moradi chạy nhẹ nhàng 1:49.05, cùng Masato Yokota (Nhật Bản) chạy hết 1:49.26 vẫn giành vé vào chung kết.

Ở lượt này, Đình Cương bất ngờ bị phạm quy nên không có thành tích và dừng bước đầy đáng tiếc.

Sajad Marodi (165) giữ lỷ lục Á vận hội chạy 800m nam 1 phút 45 giây 45 xác lập 25/11/2010 tại Quảng Châu (Trung Quốc) - Ảnh: Internet

Lọt vào vòng chung kết là 8 VĐV rất mạnh thời điểm đó. Lượt chạy vòng loại thứ ba có đến 4 VĐV vào chung kết (2 vào thẳng và 2 có thành tích tiếp theo tốt nhất). Thông số chạy của các VĐV Mohammed Al-Salhi (Ả-rập Xê-út, 1:46.47, Q), Musaeb Abdulrahman Balla (Qatar, 1:46.87, Q), Belal Mansoor Ali (Bahrain, 1:47.37, q) và Amir Moradi (Iran, 1:47.98, q) tốt hơn tất cả những đối thủ khác.

Dù chỉ đạt 1:49.05 ở vòng loại, nhưng tới lượt chạy chung kết, Sajad Marodi đột nhiên thi đấu xuất thần và cán đích đầu tiên với thời gian 1:45:45, phá kỷ lục cũ 1:45.72 do Lee Jin-il (Hàn Quốc) xác lập tại Hiroshima (Nhật Bản) từ 12/10/1994.

Adnan Taess (Iraq) giành HCB với thành tích 1:45.88, còn Musaeb Abdulrahman Balla (Qatar) đoạt HCĐ với thông số 1:46.19.

Sajad Marodi (Iran) giữ lỷ lục Á vận hội chạy 800m nam 1 phút 45 giây 45 đã 13 năm, xác lập 25/11/2010 tại Quảng Châu (Trung Quốc) - Ảnh: Internet

Cho đến kỳ ASIAD 18 gần nhất tổ chức ở Indonesia, thông số này vẫn chưa bị phá. Sau 13 năm, liệu có VĐV nào xô đổ kỷ lục này?

Kỷ lục châu Á chạy 800m nam 1:42.79 do Yusuf Saad Kamel (Bahrain) lập tại Monaco 29/7/2008. Trong khi kỷ lục thế giới đang là 1:40.91 do David Rudisha (Kenya) lập 9/8/2012 ở London (Anh quốc).

Việt Nam cũng sở hữu một VĐV chạy 800m nam rất xuất sắc. Dương Văn Thái (1992, Nam Định) đã thống trị đấu trường SEA Games 5 kỳ, và hiện giữ kỷ lục 1:48.97 xác lập 23/08/2017 tại SEA Games 29 ở Malaysia.

Margarita Matsko của Kazakhstan (giữa, 8) vẫn đang nắm giữ kỷ lục Á vận hội 1:59:02 lập tại ASIAD Incheon 2014 ở Hàn Quốc - Ảnh: Internet

Kỷ lục ASIAD chạy 800m nữ thuộc về ai?

Margarita Matsko của Kazakhstan vẫn đang nắm giữ kỷ lục Á vận hội 1:59:02 lập tại ASIAD Incheon 2014 ở Hàn Quốc.

Matsko chính là đối thủ kỵ giơ của Trương Thanh Hằng tại ASIAD Quảng Châu 2010. Cô gái này đạt thành tích 2:00.29, vượt qua Thanh Hằng (HCB), người có thành tích rất sít sao 2:00.91. Đây cũng chính là kỷ lục quốc gia chạy 800m nữ Việt Nam tồn tại đã 13 năm.

Năm đó, Matsko đã phá kỷ lục cũ 1:59.85 do Qu Yunxia (Trung Quốc) xác lập ở Hiroshima (Nhật Bản) 12/10/1994.

Kỷ lục châu Á 800m nữ 1:55.54 hiện đã tồn tại tới 40 năm qua, do Liu Dong (Trung Quốc) lập trên sân nhà Bắc Kinh 9/9/1993.

Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm