Điều gì đã xảy ra trong não bộ của các cầu thủ khi họ phải đối mặt với chấm phạt đền? Và tại sao các chuyên gia được tập luyện để sút phạt nhưng vẫn thất bại?
Khi Ronaldo thực hiện thành công quả phạt đền ở những phút cuối trận gặp Atletico Madrid rạng sáng 13/3, não bộ của siêu sao người Bồ Đào Nha đã không rơi vào trạng thái “đóng băng” lúc đứng trên chấm 11 mét. Nói cách khác, Ronaldo không gặp vấn đề tâm lý ở những tình huống sút phạt như vậy dẫn đến việc không kiểm soát được tình hình.
Theo các nhà nghiên cứu từ Đại học Bangor, những cầu thủ liên tục sút hỏng phạt đền là vì họ đã làm cái gọi là “lỗi mỉa mai” (ironic error). Họ thường mắc chính các lỗi mà họ cố gắng tránh. Chẳng hạn, một cầu thủ đứng trước khung thành chuẩn bị thực hiện cú sút phạt và anh ta tự nhủ rằng “nhằm vào bên trái, nhưng đừng sút về phía trái”. Cuối cùng, cầu thủ đó lại sút chính xác vào bên trái.
“Trong tập luyện hoặc trong một trận đấu ít quan trọng hơn, họ sẽ dễ dàng ghi bàn mọi lúc”, Recep Gorgulu - nhà nghiên cứu tâm lý học thể dục thể thao, và giáo sư Tim Woodman - người đứng đầu thể thao học đường tại trường đại học giải thích. “Nhưng ở một trận đấu có áp lực cao trong sân vận động đầy tiếng la hét của người hâm mộ và hàng trăm triệu khán giả trên toàn thế giới, cầu thủ thường sút hỏng, hoặc sút chệch cột dọc hoặc xà ngang. Anh ta sẽ sút chính xác vào góc trái. Vì vậy, điều mà cầu thủ này đặt ra đã không được thực hiện”.
Hai chuyên gia Gorgulu và Woodman cũng giải thích rằng, khi não tìm cách làm cho cơ thể thực hiện như mong muốn, nó dựa vào hai quá trình - quá trình điều hành và quá trình giám sát.
Quá trình điều hành có trách nhiệm xác định tất cả các bước mà cho phép chúng ta đạt được một kết quả mong muốn. "Nếu bạn đi đến để thực hiện quả penalty, điều này bao gồm lấy số lượng bước chạy lấy đà, nghĩ đến điểm mà bạn muốn sút, chạy và sút”, các nhà nghiên cứu cho biết.
Đồng thời, quá trình giám sát xảy ra một cách vô thức. “Nó giống như một quá trình quét radar tìm kiếm thông tin về những gì có thể diễn ra sai, mà trong trường hợp này là sút vào khung gỗ. Một khi đã xác định được những rủi ro như vậy, nó sẽ báo cho quá trình điều khiển để cố gắng tìm thêm thông tin giúp mọi việc theo đúng kế hoạch, do đó bạn vẫn có thể sút thành công phạt đền. Cả hai quá trình làm việc theo một hệ thống kiểm soát và hoạt động với nhau như một phần của một vòng phản hồi”.
Hệ thống này tiêu biểu cho thành công và mang lại cho chúng ta kiểm soát tinh thần hơn những gì chúng ta có ý định làm. Tuy nhiên, trong những tình huống áp lực cao, chẳng hạn như World Cup 2018, não của một cầu thủ thường “quá tải” bởi áp lực.
Để tìm hiểu làm thế nào thực hiện được những pha sút phạt đền hoàn hảo, chuyên gia Ben Lyttleton, tác giả cuốn sách Twelve Yards: Nghệ thuật & Tâm lý của các quả penalty hoàn hảo, đã tư vấn cho các câu lạc bộ và đội tuyển quốc gia về chiến lược sút phạt mà có lẽ nó đã nằm trong đầu của nhiều cầu thủ.
Lời khuyên của ông là nên cố gắng giành quyền sút trước bởi đội nào đá đầu tiên thì có tới 60 phần trăm sẽ tiếp tục giành chiến thắng trong cả loạt luân lưu. Lyttleton cũng chỉ ra, không nên xếp cầu thủ tốt nhất của mình sút loạt cuối cùng. Tiếp đến là việc chờ cho thủ môn có di chuyển đầu tiên.
Về phần mình, thủ môn nên khiến cho cầu thủ thực hiện penalty phải chờ, bởi nghiên cứu cho thấy rằng nếu một thủ môn tạo ra khoảng thời gian chờ từ 1,7 đến 4,5 giây trước khi trọng tài thổi còi, tỷ lệ chuyển đổi thành công giảm xuống còn 61% trong các giải đấu lớn.