Thể thao điện tử đã và đang trở thành một xu thế của thế giới và dần được xã hội công nhận. Giờ đây, Esports đã trở thành một môn học chính quy và được đào tạo bài bản tại một số ngôi trường cao đẳng và đại học. Tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, các giải đấu Esports ở cấp trung học và đặc biệt là đại học đã được tổ chức với quy mô lớn, thu hút hàng nghìn người tham dự.
Các trường học dành riêng cho Esports cũng đã được thành lập, thu rất nhiều game thủ tham gia, tiêu biểu nhất là Học viện Esports tại Singapore. Những học viên theo học tại đây đều có hy vọng cao về địng hướng nghề nghiệp của mình trong tương lai. Họ có thể làm những công việc liên quan đến game như phát triển trò chơi điện tử, thành lập và tổ chức các sự kiện game, sáng tạo game, bình luận viên, chuyên gia đào tạo… và tất nhiên là không thể thiếu công việc là một game thủ thủ chuyên nghiệp.
Esports cũng đã được thêm vào một số chương trình trung học ở Hàn Quốc, Thụy Điển và Phần Lan. Trường Garnes Vidaregåande Skule ở Bergen, Na Uy cũng đã chọn dạy eSports như một môn thể thao chính thức.
Tại Việt Nam, Học viện CNTT Intek đã trở thành ngôi trường đầu tiên Việt Nam áp dụng phương pháp đào tạo theo dự án và game hóa, đưa game vào trong hình hình thức giảng dạy và đảm bảo yêu cầu sau khi tốt nghiệp loại B+ mức lương khởi điểm là 1.200USD/tháng. Chương trình tại học viện đều được thiết kế kỹ lưỡng bằng tiếng Anh, các bài giảng ở đây được thiết kế và trình bày như một trò chơi điện tử giúp các học viên cảm thấy hứng thú muốn tư duy linh hoạt và khám phá nhiều hơn.
Bên cạnh việc đưa Esports vào việc giảng dạy và học tập, các giải đấu Esports dành cho lứa tuổi học sinh - sinh viên cũng ngày càng gia tăng cả về chất lượng và số lượng. Một trong những giải đấu cho sinh viên với quy mô lớn nhất chính là Clash of Campus ở bộ môn Liên Quân Mobile, với tổng giải thưởng lên đến 200 triệu đồng, trong đó 60 triệu đồng cho đội chiến thắng và gần 800 trường đại học tham gia thi đấu. Đây chính xác là giải đấu Esports dành cho sinh viên với quy mô chưa từng có trong tiền lệ.
Đi đầu trong phong trào thể thao điện tử ở các trường đại học tại Việt Nam chính là Đại Học Kinh Tế Quốc Dân. NEC - CLB thể thao điện tử đầu tiên và duy nhất được Đoàn cơ sở tại một trường đại học đứng ra bảo trợ. NEC chính là sân chơi cho các bạn sinh viên nói riêng, các bạn trẻ nói chung được tiếp xúc, trải nghiệm gần hơn, nhiều với các khía cạnh trong ngành game 1 cách đúng đắn và có định hướng.
Aiden Tidwell, 18 tuổi là sinh viên năm nhất của trường đại học Maryville, Hoa Kỳ. Cậu có cuộc sống hàng ngày như bao sinh viên khác: Thức dậy lúc 8h, bỏ chút thời gian đi tập gym, nhanh chóng ăn sáng trước khi vào lớp học. Nhưng khi tan lớp, Aiden lại bước vào công việc chính của mình: một game thủ chuyên nghiệp, cậu giành phần lớn thời gian để luyện tập và chuẩn bị các giải đấu LMHT.
Không chỉ có Aiden Tidwell, cả nước Mỹ cũng có rất nhiều sinh viên nhận được học bổng toàn phần của các trường đại học. Điều đó cũng cho thấy vị thế của bộ môn Esports tại Bắc Mỹ. Esports vẫn được coi là một môn thể thao chính thống tại Hàn Quốc và Trung Quốc, đồng thời cũng đang bùng nổ tại Mỹ và EU. Thậm chí, số lượng người xem của CKTG Liên Minh Huyền Thoại 2017 còn vượt xa cả Super Bowl, giải đấu vô địch thường niên của Liên đoàn Bóng bầu dục Quốc gia, môn thể thao được ưa chuộng nhất tại Mỹ.
Robert Morris University là trường đại học đầu tiên ở Mỹ cung cấp các học bổng cho trò chơi điện tử lên đến 19,000 đô la mỗi năm. Các game thủ của Robert Morris University eSports cũng có đồng phục đội và các chế độ ăn sau mỗi trận đấu giống như các đội thể thao truyền thống khác. Nhiều chương trình học bổng thể thao điện tử ngắn hạn cũng được cấp cho sinh viên, phần lớn là từ các trường ở Mỹ như Emagination Game Design cung cấp cho các game thủ ở trường trung học cơ hội tham gia vào một chương trình giáo dục thiết kế game mùa hè chuyên sâu qua chương trình học bổng của Emagination’s Rick Goodman.
Theo thống kê từ Hiệp Hội Esports của các trường Đại học, có tới hơn 3000 sinh viên kiêm game thủ chuyên nghiệp đang thi đấu cho 130 đội đến từ các trường đại học. Kể từ khi hiệp hội này được thành lập, ước tính các trường đại học đã chi ra hơn 15 triệu USD tiền học bổng cho các tuyển thủ Esports. Các sinh viên kiêm game thủ chuyên nghiệp thi đấu ở khá nhiều bộ môn: League of Legends, Counter Strike: Global Offensive, Overwatch và cả Rocket League...
Các cuộc thi đấu game – gọi là Esports – bắt đầu bùng nổ ở quy mô lẫn trình độ chuyên nghiệp vào cuối những năm 2000 và dần được đông đảo công chúng cùng cộng đồng game thủ theo dõi, thu hút ngày một nhiều các nhà tài trợ lớn. Một số trường đại học và cao đẳng tên tuổi đã bắt đầu đưa ra các gói học bổng giá trị dành cho game thủ với mong muốn thế hệ game thủ thành công và nổi tiếng sẽ góp phần quảng bá cho trường.
Đối với tầm ảnh hưởng của Esports đối với trường học, Delane Parnell, chủ sáng lập và cũng là CEO của PlayVS - Hiệp hội Thể thao điện tử ở các trường trung học và đại học chia sẻ:
"Luôn luôn có nhiều game thủ ở các trường đại học hơn là những vận động viên, đây là thời điểm chúng ta nhìn nhận thể thao điện tử không chỉ là đơn thuần là những trò giải trí.
Esports không chỉ đơn thuần là chơi games mà còn là tiền đề cho các sinh viên phát triển tư duy Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học cũng như các kỹ năng trong cuộc sống."
Trước đây, từng có khá nhiều suy nghĩ cho rằng chơi game là việc không tốt, vì nó chẵng mang lại lợi ích gì mà còn lấy đi của chúng ta rất nhiều thời gian và tiền bạc. Nhưng ranh giới giữa đam mê và nghiện game thì rất mong manh, chỉ cần những người trẻ biết tận dụng việc chơi game đúng cách, đúng thời gian nó sẽ biến thành việc xấu chứ không đơn thuần là để giải trí nữa.
Năm 2018, một báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Pew cho biết, có tới 97% các nam thanh thiếu niên và 83% nữ thanh thiếu niên đã và đang chơi games. Tuy nhiên, rất nhiều trong số này đều không tham gia các hoạt động ngoại khóa của trường học. Việc đưa các môn thể thao điện tử vào trường học không chỉ thu hút các học sinh, sinh viên mà còn là biện pháp để giúp kiểm soát những người trẻ bị suy giảm sức khỏe thể chất và tâm lý, xao nhãng học hành, công việc, xa rời các quan hệ gia đình, xã hội.
Gia nhập các CLB Esports hay thậm chí là các đội Esports của trường sẽ giúp game thủ có thể tìm được những người bạn có cùng niềm đam mê với mình. Đồng thời, mô hình CLB cũng sẽ giúp các game thủ chơi game một cách khoa học và chuẩn mực hơn. Thông thường, CLB được ra đời ngày một nhiều trong các trường Đại học phục vụ cho nhu cầu lựa chọn của sinh viên. Ngoài những CLB của trường, mỗi khoa còn có một CLB riêng để đáp ứng nhu cầu tham gia của các bạn sinh viên, giúp sinh viên có thể củng cố, áp dụng những vấn đề trong học thuật đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Cơ hội công việc trong lĩnh vực Esports cũng đang ngày càng mở rộng và ở nhiều vị trí đa dạng, từ game thủ chuyên nghiệp cho đến những công việc liên quan nội dung và truyền thông, tiêu biểu như những game thủ trên Youtube, Youtube Gaming, Vimeo, Twitch…
Năm 2017, Ủy ban Quốc tế Olympic đã thừa nhận sự hiện diện của eSports và kết luận rằng trò chơi điện tử có thể được coi là hoạt động thể thao khi người chơi được luyện tập và chuẩn bị với cường độ nhiều tương đương vận động viên thể thao truyền thống. Esports. Rõ ràng, Esports đã vượt qua giới hạn thứ của một lĩnh vực giải trí giết thời gian của thanh thiếu niên mà đang trở thành một ngành công nghiệp tỉ đô, hay thậm chí là một môn thể thao mà cả xã hội dần thừa nhận. Và xu thế đầu tư và phát triển vào Esports của các trường học mới chỉ là khởi đầu và hứa hẹn sẽ còn tiếp tục bùng nổ trong tương lai.