Luis Enrique muốn Tây Ban Nha tấn công thẳng theo chiều dọc sân, trực diện hơn nữa. Vấn đề ở chỗ là nó hoàn toàn có thể dẫn tới một thảm họa. Sự kiểm soát bóng có thể dẫn tới cảm giác kiểm soát cục diện, nhưng TBN không tạo ra được cảm giác ấy trong trận đấu đêm qua. Nhưng một chiến thắng mang tính đùa giỡn với cảm xúc và cần những con người có thần kinh thếp như vừa rồi có thể sẽ là cuộc chiến quan trọng trong cuộc cách mạng của Luis Enrique.
Tây Ban Nha có lần thứ hai liên tiếp ghi 5 bàn trong một trận đấu tại EURO 2021, nhờ vào việc Croatia dâng cao và để lại khoảng trống phía trước khung thành. Nhưng hiệp 1, mọi thứ rất khác. Tây Ban Nha chuyền bóng liên tục, nhưng không tìm được lối đi trước một đối thủ lùi sâu. Trong mọi đường bóng bơm vào trong, La Roja dường như phát hoảng và không biết tình trạng đó kéo dài tới lúc nào nếu như bóng không bật ra đúng chỗ của Sarabia.
Dường như bóng đá Tây Ban Nha đang thoái trào. Không có bất cứ đội bóng nào vào tới bán kết Champions League mùa giải trước, không chỉ vì vấn đề tài chính đang làm suy yếu Barcelona và Real Madrid, đó còn là một vấn đề về chiến thuật.
Kể từ khi Pep Guardiola lên nắm quyền tại Barcelona, Tây Ban Nha gần như là người phát minh ra bóng đá hiện đại, nâng lối chơi gây áp lực và kiểm soát bóng lên một tầm cao mới, một tầm cao không ai tưởng tượng ra được. Một cuộc cách mạng về chiến thuật đem về cho họ chức vô địch tại World Cup và EURO.
Vấn đề với những người làm cách mạng chiến thuật bóng đá nằm ở chỗ họ thường là những người lạc hậu nhất sau đó ít lâu. Một câu chuyên hết sức thân thuộc: Ai đó vươn lên với một ý tưởng phi thường, tận hưởng thành công nhưng rồi mắc kẹt ở đó. Họ coi những gì mình nghĩ ra là cách duy nhất đi tới thành công và không thể phản ứng lại những kẻ thách thức.
Khi bạn đang thành công, tại sao lại phải thay đổi công thức? Khi bạn là người xuất sắc nhất, tại sao lại phải quan tâm đến những kẻ xung quanh? Tư duy ấy cộng thêm sự chi phối về tài chính và chính trị, nền bóng đá với những đội bóng không được điều hành tốt như Real Madrid hay Barcelona nhanh chóng suy đồi.
Luis Enrique hiểu rõ vấn đề ấy. Vị chiến lược gia 51 tuổi từng có một quyết định tạo bạo khi tiếp quản Barcelona năm 2014, đó là buộc đội bóng này phải chơi trực diện hơn, theo chiều dọc của sân. Đó không phải là quá trình đơn giản, nhưng mang lại cho CLB danh hiệu Champions League 2015. Tại ĐTQG, mục tiêu của Enrique vẫn vậy: Trực diện hơn.
Năm 2012, Tây Ban Nha giành chức vô địch lớn thứ ba liên tiếp với một mùa hè bất bại. Thứ bóng đá của họ là số một thế giới, cả ở cấp độ đội tuyển lẫn câu lạc bộ. Nhưng 3 giải đấu lớn tiếp theo, họ không thắng nổi một trận đấu loại trực tiếp nào.
Thói quen thường khó bỏ, và các đội bóng có thói quen cố hữu sẽ dễ dàng bị sụp đổ theo cách đã được đoán trước. Nhưng tạo nên các cuộc cách mạng thì không dễ dàng chút nào, vì nó luôn gắn liên với những hy sinh và tổn thương. Bất kể Luis Enrique sở hữu hàng công xuất sắc cỡ nào, cặp trung vệ của ông luôn là những người dễ tổn thương nhất.
Những cá tính đã giúp Tây Ban Nha vượt qua vòng 16 đội, nhưng họ không thể dựa vào nó để giành chiến thắng trong mọi trận đấu. Dẫu vậy, điều quan trọng là họ luôn cần một giải đấu chuyển tiếp trước khi bước vào chiến dịch vĩ đại nhất: World Cup
Với La Roja, những gì họ đang có là quá đủ. Bất kể chiến thắng có khó khăn, có đau tim tới cỡ nào, nó cũng là chiến thắng đầu tiên của Tây Ban Nha tại vòng loại trực tiếp sau 9 năm chờ đợi. Những cầu thủ tại Copenhagen sau này sẽ nhớ lại về trận gặp Croatia và có thể tự hào rằng họ đã có mặt ở đó, khi cuộc cách mạng bắt đầu.