Philippines có Sven-Goran Eriksson, Việt Nam tính gì với Park Hang-seo?

Nhà báo Hoàng Lâm (Song An)
thứ năm 1-11-2018 20:47:20 +07:00 0 bình luận
Trước thềm AFF Cup 2018, bóng đá Philippines đã chơi bạo bằng cách mời ông thầy người Thụy Điển Sven-Goran Eriksson về dẫn dắt. Điều này chứng tỏ tham vọng của Philippines tại sân chơi này là rất lớn. Thực sự họ toan tính gì?

Trước thềm AFF Cup 2018, bóng đá Philippines đã chơi bạo bằng cách mời ông thầy người Thụy Điển Sven-Goran Eriksson về dẫn dắt. Điều này chứng tỏ tham vọng của Philippines tại sân chơi này là rất lớn. Thực sự họ toan tính gì?

Năm 2005 tôi có dịp sang Philippines và ở đó một tháng. Hai điều cảm nhận rõ rệt nhất là văn hóa Mỹ, lối sống Mỹ ảnh hưởng rất rõ tới cách sống thậm thí kiến trúc thủ đô Malina. Thứ hai là trong thể thao, người Philippines thời điểm ấy gần như không có khái niệm… bóng đá. 

Đúng theo cách bị ảnh hưởng bởi người Mỹ, người Philippines đam mê bóng rổ, bóng chày, bóng bầu dục, bi-a và boxing. Tôi có hỏi một tình nguyện viên về chuyện này thì chỉ nhận được một nụ cười khó hiểu.

Thực tế thì không phải người Philippines nào cũng biết, một trong những huyền thoại của bóng đá Châu Á chính là một người Philippines; chân sút lừng lẫy cách đây 100 năm, Paulino Alcántara - người đã ghi tới hơn 360 bàn thắng cho Barcelona trong 15 năm.

Philippines có Sven-Goran Eriksson, Việt Nam tính gì với Park Hang-seo? - Ảnh 1.

Huyền thoại người Philippines của Barca: Paulino Alcántara

Nghĩa là, người Philippines có "gene" bóng đá theo cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen. Cũng chuyến đi đó tôi biết được câu chuyện về về lượng kiều hối đổ về hàng năm ở mức khổng lồ do xuất khẩu lao động, chủ yếu là phụ nữ Philippines đi khắp thế giới làm y tá, hộ lý và giúp đỡ việc nhà. Nhiều người lập gia đình, sinh con đẻ cái. Có hẳn một thế hệ người Philippines mang trong mình nhiều dòng máu và tình cờ rất nhiều người trong số đó trở thành cầu thủ chuyên nghiệp, thi đấu ở những đội bóng lớn.

Sau 2008 - thời điểm Việt Nam lên ngôi vô địch AFF Cup, Philippines thay đổi góc nhìn về bóng đá và họ gọi những cầu thủ mang nhiều dòng máu ấy về đội tuyển. Lập tức đội tuyển Philippines là một thế lực mới của bóng đá Đông Nam Á và không ít lần họ đánh bại tuyển Việt Nam.

Philippines có Sven-Goran Eriksson, Việt Nam tính gì với Park Hang-seo? - Ảnh 2.

Philippines (xanh) đã trở thành đối thủ khó chịu với Việt Nam

Nhưng câu chuyện mời Sven-Goran Eriksson không chỉ dừng lại ở việc gọi một HLV gạo cội từng dẫn dắt tuyển Anh, tuyển Trung Quốc về làm vai trò một kiến trúc sư cho bóng đá Philippines.

Nó chỉ là một phần, điều quan trọng nằm ở thông điệp: với Sven-Goran Eriksson thì Philippines đã có chiến lược để thúc đẩy đầu tư vào bóng đá. Người ta thuê Sven-Goran Eriksson cũng là thuê "thương hiệu" của ông dưới dạng "a good brand" nhằm kích cầu bóng bóng đá.

Một chiến lược kinh doanh hẳn hoi, rất thực dụng và thực tế (Eriksson được thuê ở mức 80.000USD/tháng nhưng chỉ trong thời hạn 6 tháng), đúng theo phong cách Mỹ.

Câu hỏi là vì sao một HLV từng có thu nhập tới 8 triệu bảng/năm khi dẫn dắt tuyển Anh lại đồng ý với mức lương "còm" từ phía Philippines?

Vấn đề đối với con người đôi khi không phải là chuyện tiền mà là sự cầu thị và khả năng có thể giúp được người khác tiến bộ hơn. Hẳn Eriksson có tư duy đó và ông nhận lời làm việc cho một đội bóng nhỏ nhưng lại đầy tiềm năng trong sân chơi của nó.

Bóng đá Việt Nam đã từng gặt hái được thành công, nhưng việc không kêu gọi hay xây dựng được những thương hiệu lớn trong bóng đá khiến chúng ta  rơi và thứ "bẫy hài lòng" dù khả năng phát triển có thể hơn nữa.

Với Park Hang-Seo, bóng đá Việt Nam cũng đã có những thành tích nhất định. Nhưng tôi nghĩ, ông thầy người Hàn Quốc này khó mang lại đột phá mang tính cách mạng. Bởi lẽ, trong cái tư duy "không dám nghĩ lớn" của bóng đá Việt thì chúng ta luôn rụt rè với một hợp đồng cỡ bự như người Philippines đã ký với Eriksson.

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm