Cầu thủ ngày càng lạm dụng thuốc

thứ năm 28-4-2016 16:29:59 +07:00 0 bình luận
Vụ Mamadou Sakho phản ứng dương tính với chất cấm một lần nữa cho thấy, cầu thủ ngày càng có xu hướng phụ thuộc và lạm dụng thuốc.

Những cơ quan quản lý bóng đá lớn của thế giới như FIFA, UEFA… có quản lý và kiểm soát được tình trạng lạm dụng thuốc có chất cấm trong danh mục doping? Ủy ban của UEFA mới đây khẳng định, số lượng cầu thủ sử dụng thuốc cấm không nhiều và họ hoàn toàn có thể kiểm soát về doping.

Nhưng theo một nghiên cứu mới đây được công bố bởi các cơ quan truyền thông có uy tín như ARD, WDR và Sunday Times thì có tới 7,7% trong số 879 cầu thủ có lượng testosterone quá cáo. Nguyên nhân là do các cầu thủ nói trên sử dụng những loại thuốc có steroid đồng hóa nhằm mục đích giảm lượng mỡ, tăng khối lượng và độ chắc khỏe cơ bắp. Tuy nhiên, nếu lạm dụng thuốc này, giới cầu thủ cũng phải đối mặt với nguy cơ tăng huyết áp, mất ngủ, thay đổi tâm trạng, trầm cảm hay suy yếu chức năng co bóp của tim.

Cũng theo tờ Sunday Times, một bác sĩ tại Anh đã kê đơn cho khoảng 150 VĐV thể thao sử dụng loại thuốc có chất cấm. Trong đó có nhiều cầu thủ hiện đang thi đấu cho những đội bóng tại Premier League như Arsenal, Chelsea và Leicester.

Cầu thủ ngày càng có xu hướng lạm dụng thuốc

Cầu thủ ngày càng có xu hướng lạm dụng thuốc

Cầu thủ lạm dụng thuốc nhằm mục đích gì? Giảm béo và lượng mỡ trong cơ thể là một nguyên nhân chính. Trường hợp của Mamadou Sakho là một ví dụ điển hình, trước đó, Kolo Toure cũng chỉ vì sử dụng thuốc giảm béo của cô vợ Ivo mà không hề hay biết loại thuốc đó có chất cấm trong danh mục của FIFA và anh đã bị treo giò tới 6 tháng.

Ông Aisling Pigott, người phát ngôn Hiệp hội Dinh dưỡng Anh (BDA) cho biết: “Trong việc giảm béo và lượng mỡ, rất nhiều cầu thủ ngày nay có xu hướng bỏ chế độ ăn uống khắt khe. Thay vào đó, họ sử dụng nhiều thuốc và các loại kem bôi có công dụng giảm béo. Nghiêm trọng hơn, rất nhiều cầu thủ dưới 18 tuổi sử dụng các loại thuốc mà không hề hay biết chúng nằm trong danh mục bị cấm”.

Ngoài giảm béo, cầu thủ hay các VĐV thể thao lạm dụng thuốc còn nhằm mục đích giảm đau. Tiến sĩ Hans Geyer của Cơ quan Chống doping WADA từng bày tỏ sự quan ngại khi có tới 40% số cầu thủ sử dụng thuốc để giảm đau hoặc phòng ngừa cơn đau. Những loại thuốc này hoàn toàn có thể phá hủy các mô mà không thể phục hồi lại được.

Cũng có trường hợp cầu thủ, VĐV dùng thuốc để trị các loại bệnh nhưng không hề biết rằng, thuốc họ dùng có chất cấm. Đơn cử như trường hợp của Maria Sharapova hồi tháng 03/2016. Tay vợt này sử dụng một loại thuốc có chất meldonium để điều trị bệnh tiểu đường trong 10 năm qua. Nhưng loại chất meldonium lại bị liệt vào danh mục doping từ ngày 1/1/2016…

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm