"Tập tạ làm chậm cơ" và những hiểu lầm khác trong võ thuật

Khôi Nguyên
thứ bảy 16-3-2019 7:00:00 +07:00 0 bình luận
Dù trải qua hàng nghìn năm phát triển, võ thuật vẫn bị hiểu lầm bởi những định kiến và những hiểu lầm lâu đời.

1. Tập tạ làm giảm tốc độ

Sai hoàn toàn, lời khuyên này chủ yếu được hình thành do ảnh hưởng từ phim võ thuật, nơi các võ sĩ vai u thịt bắp luôn phải vào vai những kẻ chậm chạp ngu ngốc nhưng đầy sức mạnh. Trên thực tế, võ thuật có rất nhiều bài tập liên quan đến tạ để cải thiện tốc độ của võ sĩ.

Bên cạnh đó, định kiến "tập tạ làm giảm tốc độ" cũng đã bị thiếu một yếu tố quan trọng: Tập như thế nào? 

Những bài tập thể hình với mục đích làm phình cơ chắc chắn sẽ làm giảm tốc độ, nhưng những bài tập tạ phát triển cơ nhanh, tăng khả năng co duỗi cơ bắp lại giúp phát triển tốc độ. Chưa hết, ngay cả với võ sĩ chuyên nghiệp, họ cũng tập thêm các bài tập thể hình vì nhiều lý do như tăng sức mạnh, tăng cơ bắp,.... Đương nhiên, họ cũng chẳng bị chậm đi là bao nhiêu nhưng lại cải thiện sức mạnh một cách đáng kể.

Lời khuyên này thậm chí lại càng "vô dụng" với những người tập võ không chuyên vì bởi, cường độ tập luyện của những võ sinh này là rất thấp, do đó, các bài tập thật sự vẫn chưa có những ảnh hưởng rõ rệt đến cơ thể như các võ sĩ chuyên nghiệp.

2. Võ đường phố (thực chiến) khác võ đánh đài

Về cơ bản, câu nói này không sai nhưng lại thiếu rất nhiều yếu tố để trở thành một luận điểm chắc chắn. Những người nói câu này thường không cố để hiểu vấn đề thực chiến mà họ muốn nói tới, họ chỉ muốn chứng minh rằng võ đánh đài là vô dụng trên đường phố.

Để "dìm hàng" võ đánh đài, họ sẵn sàng đưa ra rất nhiều tình huống như bị đánh hội đồng, đối thủ mang hung khí, thậm chí là súng đạn,... Thực tế, trừ những trường hợp họa hoằn gặp phải cướp, một con người đằm tính biết ứng xử sẽ luôn có khả năng dập tắt mọi cái đầu nóng đang hừng hực chuẩn bị cho một cuộc ẩu đả. Còn đối với những kẻ luôn cố dìm hàng võ đánh đài, họ sẽ luôn cố tạo ra một tình huống hiểm nghèo đến lố bịch.

Tập tạ làm chậm cơ và những hiểu lầm khác trong võ thuật

Những người này tin tưởng vào việc có một môn võ tạm gọi là Thực Chiến Đường Phố. Môn võ này, theo như được lưu truyền đặc biệt rất hiệu quả vì sử dụng những đòn "hiểm ác", "đòn bẩn" chỉ để triệt hạ đối thủ một cách nhanh chóng. Câu hỏi đặt ra là: "Vậy nó có thể thực chiến trước nhiều đối thủ hay không?"

Do đó nếu như ai đó nói với bạn rằng võ đánh đài là vô dụng trên đường phố, hãy hỏi họ xem vậy môn võ nào mới hiệu quả. Một lần nữa: "Võ đánh đài liệu có đấu lại 100 gã ngoài hành tinh đang xâm chiếm trái đất với vũ khí tối tân và trang thiết bị hiện đại không?"

3. Võ ngày xưa là võ đánh giặc, hiệu quả hơn võ thể thao hiện tại

Khi nói câu này, đồng nghĩa với việc bạn bác bỏ hoàn toàn công lao của các tướng lĩnh, những người đã thực sự thức trắng  nhiều đêm phân tích tình hình thế trận, lòng dân, ý địch để đưa ra phương án cuối. 

Để đánh giặc, hay nói rộng hơn là chiến đấu và chiến thắng, một đội quân cần phải có rất nhiều yếu tố để có thể khỏe mạnh mà ra trận "dụng võ". Để tiến đến một trận đánh, việc "đánh" không phải là yếu tố duy nhất cần được quan tâm, bên cạnh đó còn lương thực, thuốc men, văn hóa tín ngưỡng,... và hàng trăm yếu tố khác phải được xem xét thật kỹ lưỡng.

Tập tạ làm chậm cơ và những hiểu lầm khác trong võ thuật
Nếu theo đúng thực tế, những bộ phim đánh trận sẽ trở nên rất nhàm chán vì chỉ có cảnh các tướng lĩnh bàn bạc kế sách với nhau, thay vì những trận so tài nảy lửa.

Nếu như một trận chiến được quyết định bởi võ thuật, hãy làm một ví dụ đơn giản như thế này: Một đạo quân 1000 người được bậc thầy binh pháp Tôn Tử làm tướng lĩnh và một đạo quân 1000 võ sĩ được bậc thầy võ thuật Diệp Vấn làm tướng lĩnh, ai sẽ là người giành chiến thắng cuối cùng? 

Một võ sĩ giỏi không phải là một người đánh cờ giỏi, lại càng không phải là một tướng lĩnh giỏi nếu như anh ta chỉ chăm chăm luyện quyền cước.

Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm