Vì sao võ thuật đối kháng cần phải chia hạng cân?

thứ sáu 14-9-2018 17:16:10 +07:00 0 bình luận
Các hạng cân ảnh hưởng lên kết quả thi đấu võ thuật đối kháng đến mức nào mà khiến cho những nhà tổ chức luôn phải kiểm soát gắt gao và đặt ra hàng tá hình phạt cho việc lố cân thi đấu?

Các hạng cân ảnh hưởng lên kết quả thi đấu võ thuật đối kháng đến mức nào mà khiến cho những nhà tổ chức luôn phải kiểm soát gắt gao và đặt ra hàng tá hình phạt cho việc lố cân thi đấu?

Rất khó để xác định khái niệm "hạng cân" ra đời từ khi nào, nhưng có lẽ môn võ thuật đối kháng đầu tiên áp dụng hạng cân là Quyền Anh.

Vì sao võ thuật đối kháng cần phải chia hạng cân? - Ảnh 1.

Quy định hạng cân sẽ giúp các võ sĩ có cơ hội thi đấu phù hợp hơn.

Năm 1920, CLB Thể thao quốc gia Anh đưa ra những quy định đầu tiên về hạng cân cho bộ môn Quyền Anh. 

20 năm sau, khi người Thái đưa Muay phát triển thành thể thao đối kháng, họ cũng tuân theo các quy tắc này mà thành lập ra hạng cân. Năm 1972, Judo có những mùa giải chia hạng cân đầu tiên. 

Khi tổ chức giải đấu đầu tiên vào năm 1993, UFC không hề áp dụng hạng cân và duy trì tình trạng thi đấu này thêm vài năm sau đó.

Vì sao võ thuật đối kháng cần phải chia hạng cân? - Ảnh 3.

Manny Pacquiao - tay đấm duy nhất trong lịch sử vô địch thế giới ở... đủ 8 hạng cân Quyền Anh khác nhau

Có thể thấy, tùy vào lịch sử phát triển mà các bộ môn có thời điểm sử dụng luật về hạng cân khác nhau, nhưng dù thế nào đi chăng nữa, tất cả đều tuân theo quy luật này. Vì sao?

Trong hơn một trăm năm qua, thế giới chứng kiến giai đoạn phát triển võ thuật nhanh và bất ngờ nhất lịch sử võ thuật. Sự phát triển về khoa học công nghệ, những hiểu biết mới của con người về tác động vật lý của cơ thể... đã làm thay đổi tư duy võ thuật đối kháng.

Một trong những cải tiến quan trọng nhất của làng võ thuật đối kháng trong thời điểm này chính là cách sử dụng lực ly tâm của cơ thể (tỉ lệ thuận với cân nặng nếu so sánh trên cùng một gia tốc) vào kỹ thuật các môn striking. Nói một cách đơn giản, xoay người tốt hơn thì lực đấm đáng sợ hơn.

Quyền Anh đã thay đổi như thế nào trong suốt 120 năm qua?

Lực đấm ngày càng cải thiện nhờ sự tiến bộ kỹ thuật nhanh chóng làm nên sự khác biệt trong Quyền Anh (và sau này là các môn striking khác như Kickboxing, Muay Thái). 

Qua rồi cái thời các võ sĩ nhỏ con cũng có được lực đấm như những đối thủ nặng hơn 10kg. Bây giờ, cân nặng võ sĩ chính thức tỉ lệ thuận với uy lực mà họ có được.

Vì sao võ thuật đối kháng cần phải chia hạng cân? - Ảnh 6.

Nếu không chia hạng cân thì những võ sĩ tài năng có thể hình bẩm sinh ở tầm trung cũng không bao giờ có được cơ hội thành công.

Điều tương tự cũng xảy ra trong grappling. 

Với cân nặng lớn hơn, các võ sĩ grappling (Judo, Jiujisu, Luta Livre) hay các môn vật sẽ cần dùng ít lực cơ bắp hơn và kỹ thuật cũng không cần vượt trội hơn đối thủ quá nhiều. Grappling hay các môn striking, Jiujitsu hay Quyền Anh, tất cả đều chịu chung một quy luật của thời đại: nếu không chia hạng cân, bộ môn sẽ ngày càng thiếu cân bằng và không có cơ hội cho các võ sĩ bẩm sinh thể hình nhỏ nhẹ.

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm