Vovinam - tại sao không phải "MMA" cho người Việt?

Hồ Võ
thứ bảy 29-9-2018 13:25:41 +07:00 0 bình luận
Vì sao Vovinam với những kỹ thuật đa dạng không thể đóng vai trò một môn “võ tổng hợp” cho người Việt?

Vì sao Vovinam với những kỹ thuật đa dạng không thể đóng vai trò một môn "võ tổng hợp" cho người Việt?

Trong thời đại MMA phát triển như vũ bão và đè bẹp tinh hoa võ cổ truyền của nhiều dân tộc, vẫn có một số quốc gia đặc biệt thành công trong việc hình thành nên "võ tổng hợp" cho riêng mình.

Hàn Quốc có một lực lượng võ sĩ MMA đông đảo nhưng vẫn có một số môn truyền thống như Hapkido, Gongkwon Yusul... đi theo định hướng võ tổng hợp và có cả nội dung đối kháng gần giống MMA. 

Sau hàng trăm năm giữ vững trường phái striking, Karate vẫn sinh ra một "đứa con" đặc biệt, môn võ tổng hợp Daido Juku (Kudo). Tương tự như vậy, người Nga có Sambo và thậm chí người Malaysia còn tổ chức giải ONE Silat để các võ sĩ Silat thi đấu theo luật gần giống với MMA.

Vovinam - tại sao không phải MMA cho người Việt? - Ảnh 2.

Bạn đã thấy võ sĩ Silat thi đấu theo luật MMA?

Có thể thấy, võ tổng hợp không nhất thiết phải là găng xỏ ngón, cởi trần đấu với nhau trong lồng sắt, không nhất thiết phải là UFC, Bellator hay ONE Championship. Chỉ cần chấp nhận thay đổi và thử nghiệm, mỗi môn võ, mỗi dân tộc đều có thể sở hữu "MMA" cho riêng mình.

Vovinam - tại sao không phải MMA cho người Việt? - Ảnh 3.

Kudo - Daido Juko, trường phái Karate đi theo định hướng võ tổng hợp.

Làng võ Việt có Vovinam - Việt Võ Đạo, môn võ mang tính tổng hợp nhất và sẵn có sự phát triển rộng khắp ở nhiều quốc gia. Tại sao lại không thử?

Tại sao chúng ta có thể khẳng định Vovinam - Việt Võ Đạo là một môn có tố chất trở thành võ tổng hợp cho người Việt?

Vovinam - tại sao không phải MMA cho người Việt? - Ảnh 4.

Việt Võ Đạo đã và đang thành công trên con đường phát triển đối kháng cơ bản. Liệu đây là lúc để đi một bước xa hơn?

Kỹ thuật đa dạng

Với triết lý "Cương nhu phối triển", Vovinam là bộ môn có số lượng kỹ thuật phong phú nhất làng võ Việt và đầy đủ ở các trường phái để xác lập nên "MMA", bao gồm striking (đấm đá chỏ gối), grappling (khóa siết) và wrestling (vật)

Đã có đơn vị tiên phong

Mỗi thay đổi đều cần rất nhiều phép thử đắt giá, và Vovinam vốn đã sở hữu "phép thử MMA" từ trước. Lấy nước Pháp làm ví dụ. Chính phủ Pháp cấm MMA nhưng Vovinam ở Pháp lại khá cởi mở trong việc sửa luật và không chịu ảnh hưởng trực tiếp từ làng võ Việt Nam nên đã sản sinh ra lối thi đấu rất gần với MMA và chứng minh được tính thực tế.

Có con đường tiếp xúc thế giới

Không chỉ có số lượng người tập đông đảo trong nước mà Vovinam còn "vững chân" tại hơn 60 quốc gia khác trên toàn thế giới. Sự phổ biến đó tạo thành con đường hai chiều để rèn giũa kỹ thuật và khiến Vovinam dễ dàng hòa nhập xu thế võ tổng hợp của làng võ toàn cầu.

Với tất cả những ưu điểm trên, nếu Vovinam không trở thành "võ tổng hợp của riêng người Việt", đó sẽ là một điều vô cùng uổng phí cho làng võ Việt.

Vovinam - tại sao không phải MMA cho người Việt? - Ảnh 7.

Vovinam ở châu Âu từ lâu đã tiếp nhận xu thế võ tổng hợp nhưng giữ đúng bản sắc kỹ thuật chính thống/

 

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm