10 bí quyết để "sinh tồn" trong bộ môn Muay Thái

thứ hai 17-9-2018 15:55:18 +07:00 0 bình luận
Muay Thái là bộ môn võ thuật đối kháng khắc nghiệt và tiềm ẩn nhiều nguy cơ chấn thương cả trong khi tập luyện lẫn thi đấu. Tuy vậy, tuân thủ 10 bí quyết sau đây, bạn sẽ "sống sót".

Muay Thái là bộ môn võ thuật đối kháng khắc nghiệt và tiềm ẩn nhiều nguy cơ chấn thương cả trong khi tập luyện lẫn thi đấu. Tuy vậy, tuân thủ 10 bí quyết sau đây, bạn sẽ "sống sót".

1. Luôn khởi động và ép dẻo

Môn thể thao có cường cộ càng cao thì càng cần cơ thể làm quen với nó bằng các bài khởi động và ép dẻo. Muay Thái không phải môn võ thuật đối kháng phức tạp nhất, nhưng tàn khốc nhất bởi nhịp độ nhanh và đa dạng các loại chấn thương.

15 phút trước mỗi buổi tập Muay Thái vẫn ít hơn việc nằm viện vài ngày.

10 bí quyết để sinh tồn trong bộ môn Muay Thái - Ảnh 2.

Môn thể thao có cường độ cao như Muay Thái cần cơ thể làm quen với nó bằng các bài khởi động và ép dẻo

2. Luôn uống đủ nước

Việc mất nước do đổ mồ hôi sẽ để lại nhiều rủi ro chấn thương cao, từ tim mạch, huyết áp cho đến chức năng cơ bắp. 

"Uống đủ nước" có lẽ là một "bí quyết" nghe khá... lãng nhách, nhưng là thứ giúp bạn tránh khỏi những vấn đề còn nhảm nhí hơn vậy.

3. Ngưng tập Muay Thái ngay khi thấy đau

Đời thực không phải phim, và cố chày cối khi đang bị tổn thương (nhất là trong một bộ môn có áp lực cao như Muay) sẽ khiến bạn nhanh chóng đến với những chấn thương còn trầm trọng hơn thế.

10 bí quyết để sinh tồn trong bộ môn Muay Thái - Ảnh 4.

Bất chứ chấn thương nào cũng cần được xử lý nghiêm túc, dù chỉ là một vết cắt.

4. Luôn thuộc nằm lòng chỗ để túi cứu thương và chườm đá

Chấn thương khi tập Muay Thái thường xảy ra rất nhanh và cũng đòi hỏi xử lý nhanh. Đừng để đến lúc đó mới cuống cuồng lên đi tìm những thứ cần thiết.

5. Không vội vã đi tập sau khi phục hồi chấn thương

Dù trong võ thuật đối kháng, hầu như ai cũng cố ý lừa dối bản thân về giới hạn chịu đựng, nhưng điều đó không có nghĩa là cơ thể của bạn không cần thời gian phục hồi sau chấn thương.

Hơn thế nữa, bạn sẽ có nguy cơ cao lặp lại một chấn thương tương tự nếu bạn chưa hiểu lý do mình gặp vấn đề lần trước mà vẫn lao vào tập điên cuồng.

10 bí quyết để sinh tồn trong bộ môn Muay Thái - Ảnh 5.

Không nên vội vã đi tập sau khi phục hồi chấn thương

6. Luôn đeo đầy đủ đồ bảo hộ

Tùy vào bài tập mà bạn nên đeo đồ bảo hộ khác nhau. Hãy nhớ - chẳng ai làm anh hùng khi nằm rên vì chấn thương đâu. Lỳ lợm cũng cần sự khôn ngoan.

Tập luyện Muay Thái đòi hỏi động lực, sự lỳ lợm và cả khôn ngoan nữa.

7. Luôn cắt ngắn móng chân và tay

Khi tập Muay Thái, móng chân dễ bị chấn thương do gài móc vào thảm xốp. Còn về móng tay, khác Quyền Anh, Muay Thái có rất nhiều bài tập yêu cầu võ sĩ bỏ găng và tập với tay trần như ôm giữ, vật... nên việc để móng tay cũng rất nguy hiểm.

8. Tóc tai gọn gàng khi tập

Nữ võ sĩ nên cột tóc gọn gàng và kể cả nam giới cũng phải cẩn thận việc phần tóc trên trán bị ướt và phủ xuống chạm mắt, cản trở tầm nhìn và khiến bạn không xoay sở được khi đối thủ tấn công.

10 bí quyết để sinh tồn trong bộ môn Muay Thái - Ảnh 7.

Nên để tóc tai gọn gàng khi tập

9. Ăn mặc đúng quy cách, bảo hộ và găng đúng tiêu chuẩn

Nếu mặc trang phục không vừa vặn, bạn sẽ không có khả năng cảm thấy thoải mái trong khi tập luyện. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến sự an toàn trong việc tập luyện, mà hiệu quả tập luyện cũng sẽ đi xuống.

10. Luôn giữ mình sạch sẽ

Đây không chỉ là sự tôn trọng với HLV hay với bạn tập, mà còn để bảo vệ chính bạn. Khi bị những vết trầy, cắt (do va đập hoặc velcro trên găng cào trúng,...), vi khuẩn trên da bạn dễ tạo thành những vết nhiễm trùng nghiêm trọng. Do đó việc vệ sinh sạch sẽ là rất cần thiết đối với người tập Muay Thái.

10 bí quyết để sinh tồn trong bộ môn Muay Thái - Ảnh 8.

Việc vệ sinh sạch sẽ là rất cần thiết đối với người tập Muay Thái

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm