5 bí mật đáng tranh cãi nhất lịch sử UFC

thứ sáu 2-11-2018 16:39:44 +07:00 0 bình luận
Là giải đấu tiên phong trong làng MMA, UFC đã lập nhiều "chiến công" trong lịch sử bộ môn. Tuy vậy, vẫn còn nhiều bí mật đáng tranh cãi đằng sau bức tranh đầy ánh hào quang ấy.

Là giải đấu tiên phong trong làng MMA, UFC đã lập nhiều "chiến công" trong lịch sử bộ môn. Tuy vậy, vẫn còn nhiều bí mật đáng tranh cãi đằng sau bức tranh đầy ánh hào quang ấy.

Những bất đồng với Randy Couture

Huyền thoại Randy Couture là một trong những võ sĩ tài năng nhất mà giải MMA hàng đầu thế giới từng có được, đó là điều khó có thể bàn cãi. Thi đấu bất chấp tuổi tác, liên tục tiến bộ và giành những chiến thắng bất ngờ, Randy Couture sở hữu một lượng fan khổng lồ.

Nhưng Chủ tịch UFC Dana White không nằm trong số đó. Ông từng bị Randy Couture kiện vì thanh toán tiền lương không hợp lý. Quá bất bình, Couture thậm chí còn công bố cả bản hợp đồng giữa ông và UFC - vốn là một văn bản tối mật.

5 bí mật đáng tranh cãi nhất lịch sử UFC - Ảnh 2.

Dana White từng tuyên bố ông không dành cho Randy Couture bất cứ một sự tôn trọng nào.

Như một sự trả thù, Dana White đã đưa ra quyết định đầy tranh cãi: để Brock Lesnar (khi ấy chỉ mới thắng 1 trong 2 trận đấu tại UFC) có cơ hội tranh đoạt chiếc đai vô địch Heavyweight mà Couture đang nắm giữ hồi 2008. Kết quả là Couture đã mất đai.

Sau đó, năm 2013, khi con trai ông là Ryan Couture thi đấu tại UFC, Randy Couture thậm chí còn bị cấm làm hỗ trợ góc đài và UFC không hề cho biết lý do.

5 bí mật đáng tranh cãi nhất lịch sử UFC - Ảnh 3.

Đáng mừng cho Randy Couture vì dù đã giải nghệ, ông vẫn có sự thể hiện xuất sắc trong những tựa phim như Biệt đội đánh thuê...

Tiền lương võ sĩ 

Các võ sĩ nổi tiếng hơn sẽ kiếm được lợi nhuận bản quyền truyền hình nhiều hơn - đó là điều hiển nhiên. Còn lại, khoản tiền "cứng" mà các võ sĩ được nhận lẽ ra nên được phân chia công bằng theo thứ hạng.

5 bí mật đáng tranh cãi nhất lịch sử UFC - Ảnh 4.

Phải chăng đây chính là lý do UFC yêu cầu các võ sĩ giữ bí mật hợp đồng của mình?

Tuy nhiên, thực tế UFC lại trả tiền "cứng" cho các võ sĩ dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả độ "hot" của họ. Yếu tố "thứ hạng" và "tài năng MMA" thường xuyên bị xếp sau sự ưu tiên cho "khả năng gây bão truyền thông". 

Đó là lý do vì sao mà cùng một thứ hạng nhưng các võ sĩ như Conor McGregor, Jon Jones, Ronda Rousey... lại được trả lương cứng cao hơn rất nhiều - dù họ vốn đã có khoản lợi nhuận khủng từ bản quyền truyền hình.

5 bí mật đáng tranh cãi nhất lịch sử UFC - Ảnh 5.

Những siêu sao như Conor McGregor đang thể hiện rõ sự bất công trong khoản tiền lương của UFC.

Có mập mờ trong cuộc đối đầu giữa Jon Jones và Alexander Gustafsson?

Tại UFC 165 (năm 2013), Alexander Gustafsson trở thành cơn ác mộng của Jon Jones. Suốt 5 hiệp, cả hai chơi đôi công máu lửa và không ai có thể phủ nhận rằng cho đến tận bây giờ, vẫn chưa ai có thể "hành" Jon Jones nặng tay đến thế.

5 bí mật đáng tranh cãi nhất lịch sử UFC - Ảnh 6.

Phải chăng Alexander Gustafsson đã bị UFC cướp đi một trận thắng - một chiếc đai vô địch?

Trận đấu khép lại với chiến thắng điểm tuyệt đối 137-114 cho Jon Jones. Tuy vậy, nhiều người hâm mộ, nhà phân tích và giám khảo MMA đưa ra đáp án ngược lại. Thậm chí trang FightMetric còn tổ chức chấm điểm lại và đưa ra kết quả thắng điểm 191-120 cho Alexander Gustafsson.

Với kết quả đó, nhiều khả năng giải MMA hàng đầu thế giới đã cố tình sắp xếp kết quả trận đấu để Jon Jones tiếp tục giữ đai vô địch Light Heavyweight UFC.

Highlight trận đấu giữa Jon Jones và Alexander Gustaffson.

Brock Lesnar sử dụng chất cấm

Giới đô vật biểu diễn như các đấu sĩ ở WWE không chịu sự quản lý về chất kích thích cũng như các loại thuốc tăng cường thể chất. Việc UFC chiêu mộ ngôi sao Brock Lesnar hồi 2008 nhanh chóng vấp phải sự phản đối kịch liệt chính vì lý do đó.

5 bí mật đáng tranh cãi nhất lịch sử UFC - Ảnh 8.

Với tư cách một đô vật ở WWE, việc Brock Lesnar sử dụng chất kích thích là hoàn toàn bình thường. Nhưng với tư cách võ sĩ UFC, đó lại là câu chuyện khác.

Để trấn an người hâm mộ, UFC đứng ra tuyên bố rằng Brock Lesnar đã vượt qua các bài kiểm tra chất cấm và hoàn toàn "sạch" để thi đấu. Sự nghiệp MMA của Brock Lesnar bắt đầu từ đó và phải đến 8 năm sau anh mới chính thức bị "sờ gáy" tại UFC 200 (năm 2016) với kết quả dương tính với chất cấm clomiphene.

Cho đến nay, người hâm mộ vẫn tin rằng Brock Lesnar đã sử dụng chất cấm suốt 8 năm thi đấu mà vẫn bình yên vô sự vì chính UFC đã biết rõ điều này và làm mọi cách để bảo vệ ngôi sao triệu đô của mình.

5 bí mật đáng tranh cãi nhất lịch sử UFC - Ảnh 9.

Dana White không ít lần bị người hâm mộ cáo buộc rằng đã quá bao che cho "gà cưng" Brock Lesnar.

Vitor Belfort sử dụng TRT

Hồi 2006, Vitor Belfort bị giải PRIDE đình chỉ thi đấu vì hàm lượng nội tiết tố bất thường. Sau đó, anh tiếp tục thi đấu ở các giải nhỏ và không chịu sự quản lý doping nghiêm ngặt. Việc giữ vững phong độ bất chấp tuổi tác, thậm chí còn tỏ ra sung mãn hơn các võ sĩ trẻ khiến không ít khán giả nghi ngờ việc Vitor Belfort sử dụng chất cấm.

Vitor Belfort luôn thể hiện sự sung mãn vượt trội bất chấp tuổi tác - một điều rất dễ gây tranh cãi với quá khứ từng sử dụng chất cấm.

Sự hoài nghi ấy vẫn tiếp diễn khi Vitor Belfort gia nhập giải MMA hàng đầu thế giới và thi đấu liên tục trong nhiều năm với phong độ đỉnh cao. 

Năm 2017, anh chính thức bị "sờ gáy" với bản kết luận dương tính với doping chiết xuất từ cần sa. Nhưng vấn đề TRT của Vitor vẫn cứ bị ngó lơ.

Có thể thấy, hầu hết những vụ bê bối của UFC đều xuất phát từ chính cơ chế làm việc hết sức linh động của họ - một con dao hai lưỡi thực sự. Nó vừa giúp UFC có thể xử lý vấn đề tốt hơn, xây dựng võ sĩ giá trị hơn, tạo được nguồn lợi nhuận khổng lồ nhưng cũng để lại nhiều bất cập và thiếu công bằng cho võ sĩ.

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm