“Cái tôi” của võ sĩ trong võ thuật đối kháng: Nên hay không?

thứ ba 14-8-2018 21:17:00 +07:00 0 bình luận
Trong võ thuật đối kháng, “cái tôi" của võ sĩ - thiên hướng cá tính coi trọng suy nghĩ và quyết định bản thân - là một con dao hai lưỡi đáng sợ.

Trong làng võ thuật đối kháng, "cái tôi" của võ sĩ - thiên hướng cá tính coi trọng suy nghĩ và quyết định bản thân - là một con dao hai lưỡi đáng sợ.

Một trong những nhà báo hàng đầu của làng MMA, Gareth A. Davies từng bình luận:

"Trong MMA có nhiều gã xấu tính nhưng đáng để tìm hiểu như Jon Jones, Chael Sonnen và McGregor. Jones là một trai hư thực thụ, Sonnen là bậc thầy về việc tự biến mình thành vai ác để câu kéo người xem, còn McGregor cao tay tới mức cực kỳ khó để đánh giá anh ta nằm ở đâu trong hai loại võ sĩ trên".

Vậy "cái tôi" của võ sĩ nằm ở đâu và trạng thái tâm lý như vậy có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình tập luyện và thi đấu của mỗi võ sĩ?

Khi cái tôi trở thành sự ngổ ngáo trên sàn MMA

Cấp độ bán chuyên: Cái tôi để tự lực cánh sinh

Xuất thân từ quyền Anh bán chuyên, Lương Nguyễn Công Khải chưa có nhiều cơ hội thể hiện ở những đấu trường trong nước. 

Dù vậy Công Khải vẫn là một trong số những người rất hiếm trong làng võ Việt quyết tâm xây dựng giấc mơ nhà nghề.

Đứng trước thực trạng các HLV bán chuyên không phải lúc nào cũng có cái tầm để đưa ra những chiến thuật hữu hiệu nhất, Khải nói về cái tôi: 

"Không phải lúc nào người HLV cũng xứng tầm với học viên, hay bám sát họ trong từng hiệp đấu. VĐV phải tự gìn giữ cái tôi của mình để nhận ra điều đúng sai, nhưng cũng phải kiềm hãm điều đó vì đây là lứa tuổi và trình độ cần phải học hỏi thêm nhiều".

“Cái tôi” của võ sĩ trong võ thuật đối kháng: Nên hay không? - Ảnh 3.

Công Khải thi đấu Boxing chuyên nghiệp tại Hàn Quốc

Nhà vô địch SEA Games: "Bảo thủ là ngu ngốc"

Đồng ý với Công Khải, nhà vô địch SEA Games Trương Đình Hoàng chia sẻ: 

"Ở giai đoạn thi đấu trong nước, võ sĩ sẽ thường xuyên phải cãi lại chỉ đạo của HLV. Nhưng đẳng cấp ngày càng cao thì cái tôi càng nhỏ lại, và nhường chỗ cho sự chỉ đạo từ những HLV tài năng. Cá nhân tôi trở nên trầm tính và điềm đạm hơn rất nhiều sau những tháng năm tập luyện"

“Cái tôi” của võ sĩ trong võ thuật đối kháng: Nên hay không? - Ảnh 4.

Trương Đình Hoàng (phải), một gã điên trên sàn nhưng là người chồng, người cha điềm đạm ngoài đời

 Võ sĩ One Championship "thường trú" Việt Nam: "Cái tôi của tôi là… hàng giả"

Arnaud Lepont – võ sĩ One Championship và đồng thời là người gắn liền với sự phát triển MMA tại Việt Nam chia sẻ: 

"Tôi từng cãi lời HLV rất nhiều lần cả ở phòng tập lẫn trên sàn. Phải mất rất nhiều năm tôi mới có thể làm việc ăn khớp với tập thể."

“Cái tôi” của võ sĩ trong võ thuật đối kháng: Nên hay không? - Ảnh 5.

"Tập võ tăng hay giảm cái tôi? Võ thuật là để con người trở nên tốt đẹp hơn. Đó là tiêu chí. Cứ thế mà làm" - Arnaud Lepont

Được biết đến như một võ sĩ MMA rất nổi loạn và hay làm trò mỗi lần thượng đài, Arnaud lại nhận định: 

"Cái tôi mà tôi thể hiện ra ngoài toàn là… hàng giả. Một võ sĩ cũng phải biết cách thu hút, thậm chí là hơi điên điên và xấu tính một chút. Nhưng tôi thực sự mất đi cái tôi của mình sau nhiều năm tập luyện Jiujitsu và MMA, từ cả chiến thắng và thất bại."

Đẳng cấp thế giới: sự phức tạp của cái tôi

Lên đến đẳng cấp thế giới, cái tôi của giới võ sĩ là một điều rất phức tạp. 

Có nhiều võ sĩ như huyền thoại MMA GSP đã thừa nhận: 

"Chiến thắng của tôi đã thành hiện thực nhờ nghe theo HLV của Team Tristar". 

Còn Anderson Silva nói: "Cuộc sống của tôi là thế, HLV bảo tập thế này thì phải tập y chang vậy, thậm chí nếu ông ấy đưa viên thuốc cho tôi uống, tôi sẽ uống và không cần hỏi đó là thuốc gì". 

Nhưng người hâm mộ MMA hẳn đều biết GSP và Silva bước lên sàn đấu là một con người tự tin và khôn ngoan như thế nào. Đó là lợi ích họ có được khi kiềm hãm cái tôi của võ sĩ để hoàn toàn phục tùng HLV.

“Cái tôi” của võ sĩ trong võ thuật đối kháng: Nên hay không? - Ảnh 7.

GSP - "trai ngoan" vẫn sống tốt giữa làng võ đầy scandal

Sự nghiệp Silva đổ dốc chỉ từ một khoảnh khắc coi thường đối thủ

Ở mặt trái của làng võ, Mike Tyson từng tuyên bố: "Tôi từ chối việc bị đánh bại" – vâng, nguyên văn là "từ chối" (refuse). 

Cách dùng từ đó cho thấy Mike "Thép" đứng ở vị thế như thế nào, mang sự tự tin và có phần trịch thượng như thế nào. Chỉ nhiều năm sau thời hoàng kim, Tyson ngồi lại với cuốn sách tự truyện Undisputed Truth, với hàng chục buổi diễn thuyết và thú nhận cái tôi điên rồ thời trẻ là một sai lầm. 

Cùng với Mike Tyson, ta có thể kể đến những gã trai hư khác như anh em nhà Diaz của làng MMA.

“Cái tôi” của võ sĩ trong võ thuật đối kháng: Nên hay không? - Ảnh 9.

Tyson và Ali đều có cái tôi khổng lồ nhưng trở thành hai con người khác nhau hoàn toàn.

Một ví dụ khác cho cái tôi khổng lồ trong làng võ là Conor McGregor. Gây hết rắc rối này đến scandal khác nhưng "máy nổ" vẫn là một người chồng – người cha tốt, vẫn là một nhân vật có sức ảnh hưởng tại quê nhà Ireland và thường xuyên đến thăm cô nhi viện. 

Muhammad Ali là một ví dụ thú vị khác: Một con người với cái tôi cực kỳ lớn nhưng vẫn là một tay đấm thành công và có ích cho xã hội.

“Cái tôi” của võ sĩ trong võ thuật đối kháng: Nên hay không? - Ảnh 10.

McGregor - "trai hư" hay chỉ là diễn viên hoàn hảo cho những cuộc chiến tiền tỉ?

Dường như, ở đẳng cấp này, "cái tôi" không còn là vấn đề "nên – không nên" mà là "nên như thế nào".

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm