Fan võ thuật và những nỗi niềm "oan thấu trời xanh"

thứ ba 23-10-2018 11:38:57 +07:00 0 bình luận
Ở Việt Nam, dường như võ thuật vẫn là một thế giới xa lạ với nền văn hóa đại chúng với vô số những định kiến, ảo tưởng và những nỗi "oan thấu trời xanh" cho người tập luyện.

Ở Việt Nam, dường như võ thuật vẫn là một thế giới xa lạ với nền văn hóa đại chúng với vô số những định kiến, ảo tưởng và những nỗi "oan thấu trời xanh" cho người tập luyện.

Học võ để đánh nhau

Nỗi khổ lớn nhất của người tập võ (đặc biệt là lứa tuổi học sinh) là luôn bị phản đối vì lý do "tập võ để đi đánh nhau". Đó là một định kiến khá cổ hủ và vô lý vẫn còn tồn tại trong các thế hệ phụ huynh học sinh.

Thay vào đó, phần lớn phụ huynh học sinh thường muốn con cái tập trung vào việc học thêm, hoặc các môn thể thao "nhẹ nhàng" hơn chứ không đồng ý rằng võ thuật cũng là một bộ môn rèn luyện thể chất - tinh thần tuyệt vời.

Fan võ thuật và những nỗi niềm oan thấu trời xanh - Ảnh 2.

Thời còn là học sinh, hẳn ai cũng từng một lần bị trách mắng về việc đòi đi học võ.

Nỗi ám ảnh đai đen

"Học võ à? Được đai đen chưa?" là một trong những câu hỏi dễ gây ức chế nhất với người tập võ, đặc biệt là khi được hỏi từ gia đình hay bạn bè.

Nền văn hóa Việt Nam vẫn chịu ảnh hưởng khá nặng nề từ tư tưởng Á Đông và hình tượng đai đen áo trắng của các bộ môn phổ biến như Karate, Taekwondo. Thực tế, có những môn võ như Quyền Anh, Muay Thái,... không sở hữu hệ thống đai. 

Fan võ thuật và những nỗi niềm oan thấu trời xanh - Ảnh 3.

Bạn cũng nên tập trung vào niềm vui và giá trị của võ thuật hơn là những thành tựu như chiếc đai đen.

Tiêu chuẩn đai đen cũng khá khác biệt trong các bộ môn. Chẳng hạn trong Jiujitsu, việc bạn có thể bám trụ bộ môn đến đai tím thì công sức bỏ ra cho bộ môn đã ngang với đai đen một số môn khác.

Tập võ sao không có 6 múi?

Tác động của phim ảnh và tâm lý so sánh với dân thể hình khiến ai cũng nghĩ rằng người tập võ phải thắt eo 6 múi, cơ bắp cuồn cuộn. Thậm chí nhiều fan võ thuật nhưng không tìm hiểu kỹ vẫn tưởng lầm về điều này.

Fan võ thuật và những nỗi niềm oan thấu trời xanh - Ảnh 4.

Không như các võ sĩ chuyên nghiệp, người tập võ "bình dân" thường không có cơ bắp quá sắc nét.

Thực tế, cơ bắp võ thuật không sắc nét như thể hình, vả lại các bộ môn võ thuật thường tập trung vào sự khéo léo và chính xác trong kỹ thuật nên đòi hỏi thời gian và công sức tập luyện rất lớn mới đạt được đến "trình độ" bụng 6 múi.

Fan võ thuật và những nỗi niềm oan thấu trời xanh - Ảnh 5.

Không có 6 múi nhưng nhà vô địch UFC Daniel Cormier đã "giã" gục khá nhiều tay đấm cơ bắp rồi đấy.

"Tập võ sao chậm rì vậy?"

Trên bàn ăn, một chiếc cốc rơi xuống và bạn không thể kịp chụp nó lại. Ngay sau đó, bạn bị chê là "tập võ mà sao chậm chạp thế"? 

Vâng, đó là chuyện xảy ra như cơm bữa với fan võ thuật.

Thực tế là việc tập võ có khiến tế bào thần kinh vận động truyền tải tín hiệu nhanh hơn, cơ bắp cũng nhanh hơn người bình thường rất nhiều. Tuy nhiên, cơ thể bạn chỉ được luyện tập phản ứng với những tình huống mô phỏng nhất định.

Fan võ thuật và những nỗi niềm oan thấu trời xanh - Ảnh 6.

Dù có tập võ thì bạn cũng sẽ bị người yêu đập nhừ tử trong những trò đùa thế này thôi.

Đó là lý do vì sao bạn có thể tránh né một cú đấm sau khi được tập luyện đàng hoàng nhưng hoàn toàn có thể bị... người yêu tát yêu vào mặt. Cơ thể của bạn dù được tập võ nhưng sẽ không có phản ứng đặc biệt với những thứ không được luyện tập. 

Nếu bạn có chụp được chiếc cốc ấy và đặt lại bàn, đó cũng chỉ là vì cơ thể bạn kịp phán đoán đó là một thứ bình thường cần xử lý - một hành vi rất bình thường của con người chứ không liên quan đến võ thuật.


Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm