Sau vụ đánh CĐV Việt Nam đổ máu tại sân Shah Alam, Hooligan Malaysia trở thành mối lo không nhỏ cho các CĐV xem AFF Cup. Nhưng họ còn lâu mới đáng sợ như những đội Ultras dưới đây.
Tháng 12/2014, những tay Hooligan Malaysia đã gây ra cuộc tấn công kinh hoàng vào nhóm CĐV Việt Nam ngay trên khán đài sân Shah Alam khi tiếp tuyển Việt Nam tại bán kết lượt đi AFF Cup 2014. Nhóm người Malaysia ném chai lọ và tràn sang đấm đá các CĐV Việt Nam, khiến máu đổ và nhiều CĐV đội khách bị thương tích.
CĐV Việt Nam - nạn nhân của màn xô xát với Hooligan Malaysia vào năm 2014
Dù những Hooligan quá khích đều bị bắt sau đó, Hooligan Malaysia vẫn là nỗi ám ảnh đối với CĐV Việt Nam. Ngay tại AFF Cup 2018, nhiều CĐV Myanmar sang Malaysia cổ vũ cho đội nhà ở vòng bảng cũng bị đánh, chứng minh vấn đề bạo lực trên các khán đài Malaysia thực sự nhức nhối.
Thế nhưng họ còn lâu mới đáng sợ như những đội Ultras "ai cũng muốn né" dưới đây.
Boca Juniors (Argentina)
Những tay Hooligan của đội Boca Juniors đã gây ra không ít vụ bạo loạn; nhất là khi đội này đối đầu với đối thủ lâu năm River Plate. Khán giả Argentina xem bóng đá thậm chí từng nhận xét rằng đi xem Boca Juniors chơi bóng cũng nguy hiểm chẳng khác gì ra ngoài đường vào thời nội chiến vậy.
2. Galatasaray Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ)
Galatasaray Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ)
Những tay Ultra của đội Galatasaray tự đặt biệt danh cho mình là Ultraslan, sau khi thống nhất các nhóm Hooligan nhỏ hơn vào năm 2001.
Họ là những tay Hooligan đáng sợ bậc nhất trên thế giới, thậm chí từng đặt chân vào sách kỷ lục Guinness. Choảng từ CĐV đến cầu thủ, kể cả khi trận đấu phải dừng lại vì xô xát, những thành viên Ultraslan vẫn cứ thực hiện câu slogan "Chào mừng tới Địa ngục" của họ.
3. Barcelona (Tây Ban Nha)
Barcelona (Tây Ban Nha)
Barca luôn chơi đẹp, nhưng cổ động viên của họ thì không hẳn thế. Những tay Ultras của Barcelona được gọi là "Boixos Nois", mà dịch nguyên văn thì là "những gã điên". Boixos Nois được thành lập từ năm 1981, và từng có cả một giai đoạn rất thân thiết với câu lạc bộ cho đến khi cựu Chủ tich Barca Joan Laporta cấm họ đến sân Camp Nou vào năm 2003.
Một vài thành viên của Boixos Nois từng vào tù ra tội do những tôi danh liên quan đến giết người, buôn bán vũ khi nóng, tống tiền và buôn bán ma túy.
4. Red Star Belgrade (Serbia)
Red Star Belgrade (Serbia)
Nhóm Ultras của Red Star Belgrade (Serbia) là người khơi mào một trong những vụ xô xát kinh hoàng nhất trong lịch sử thể thao hiện đại, khi họ đến Zagreb cổ vũ cho đội Red Star Belgrade đối đầu với Dinamo Zagreb vào ngày 13/5/1990.
Vốn đã căng thẳng với việc Croatian đòi ly khai, bất chấp bị áp đảo bởi cảnh sát và các khán giả nhà tại Zagreb, nhóm Ultras của Red Star Belgrade vẫn rất hung hăng. Vụ xô xát giữa các khán giả kéo dài đến tận ngày hôm sau.
5. Ferencvaros (Hungary)
Ferencvaros (Hungary)
Câu lạc bộ Ferencvaros của Hungary không nằm trong số các câu lạc bộ lớn của Châu Âu, nhưng băng Ultras cổ vũ cho họ thì có. Trong 23 năm qua, các cổ động viên của Ferencvaros đã có vô số những cuộc xô xát với CĐV của Millwall, Dinamo Kyiv, Hajduk Split,... và có vẻ sẽ còn tiếp tục trong những năm tới.
AFF Cup 2018: Hướng dẫn CĐV Việt Nam tránh hooligan khi đến SVĐ Bukit Jalil