Những võ sĩ "sếu vườn" có lợi thế khi bước vào sàn đấu MMA?

thứ ba 5-9-2017 15:55:53 +07:00 0 bình luận
Khi nhắc đến những yếu tố để phân tích võ sĩ, lợi thế về chiều cao rất hay được đề cập. Nhưng chiều cao có thực sự là một ưu thế đáng kể trong MMA?

Khi nhắc đến những yếu tố để phân tích võ sĩ, lợi thế về chiều cao rất hay được đề cập. Nhưng chiều cao có thực sự là một ưu thế đáng kể trong MMA?

Cuối tuần qua, màn so tài giữa hai đấu sĩ khổng lồ đúng nghĩa của UFC, Stefan "Skyscraper" Struve (2m13) và Alexander "Drago" Volkov (2m01) đã diễn ra tại Rotterdam, Hà Lan.

Cao hơn đối thủ đến nửa gang tay, Stefan Struve vẫn để thua trước Alexander Volkov ở hiệp 3 (TKO).

Đây không phải là trận thua "đau" nhất của Stefan Struve. Trước đó, anh từng bị lão tướng Mark Hunt chỉ cao có 1m77 hạ KO bởi một cú đấm vỡ quai hàm.

Những đối thủ khác từng hạ knockout Struve cũng có chiều cao hết sức chênh lệch với "Skyscraper", ví dụ như Roy Nelson cao 1m82, Junior dos Santos 1m93,...

Vậy, chiều cao có thực sự là một ưu thế đáng kể trong MMA?

struve

Cả Chad Mendes lẫn Joseph Benavidez công kênh nhau lên mới cao hơn Stefan Struve

Thông thường, đây không phải là một mệnh đề sai, bởi lợi thế chiều cao thường đi đôi với lợi thế sải tay, sải chân.

Trong một trận đấu, các võ sĩ có thể sử dụng ưu thế sải tay, sải chân dài để kiểm soát khoảng cách và chiếm thượng phong trong những pha đánh đứng.

Ngoài ra, việc đá một võ sĩ cao hơn cũng không dễ dàng, khi mà người cao có thể chặn đứng cú Highkick của người thấp chỉ bằng cách nâng gối chứ chưa chắc đã cần thủ tay.

jon jones

Sải tay cực dài của Jon Jones

Về việc tận dụng lợi thế sải tay, người đứng đầu bảng xếp hạng P4P Jon Jones là ví dụ xuất sắc nhất.

Sở hữu chiều cao 1m93 và sải tay 2m15, Jon Jones là người có sải tay dài nhất hạng Light Heavyweight. Jones kiểm soát khoảng cách rất tốt trong những tình huống trao đổi đòn.

Điều này từng khiến giới chuyên môn dấy lên tranh cãi rằng liệu sải tay vượn đó có là một nhân tố quá bất công cho các đối thủ của anh ở hạng Light Heavyweight hay không.

kelvin gastelum

Kelvin Gastelum (trái) chỉ cao 1m75, thấp hơn chiều cao trung bình của cả hạng Welterweight 6cm, nhưng vẫn là một võ sĩ rất đáng sợ

Tất nhiên, không phải cứ cao, cứ có sải tay dài là sẽ chiến thắng. So sánh với các võ sĩ đồng hạng cân, những võ sĩ lùn, khỏe, đậm người là những người có nhiều cơ bắp hơn, nhanh hơn và có cú đấm mạnh hơn.

Lợi thế về tốc độ, về sức mạnh sẽ khiến các võ sĩ đậm người trở nên hết sức đáng sợ khi họ nhập nội thành công. Những trận thua của Stefan Struve hay võ sĩ Kickboxing khổng lồ của Hàn Quốc Hong Man Choi (cao 2,2m) hầu hết là vì lý do này.

Stefan Struve cao 2m15 bị hạ KO bởi lão tướng Mark Hunt chỉ cao 1m77:

Các võ sĩ "nấm lùn" cũng chiếm ưu thế khi bước vào địa chiến.

"Những võ sĩ cao, mỏng cơm có trọng tâm cơ thể cao hơn các võ sĩ thấp, do đó họ thường dễ bị gạt ngã hơn," Marcello C. Monteiro, một huấn luyện viên Brzilian Jiu Jitsu nhận xét.

"Trên sàn, người cao gặp khó khăn hơn khi cần thoát khỏi những pha ôm khóa. Cổ tay cũng là một nhược điểm - những người cao thường có cổ tay mỏng hơn, dễ bắt hơn, và việc thực hiện một pha khóa cổ tay là một cách khá đơn giản đủ khiến họ đập tay xin thua."

bjj

"Những võ sĩ cao, mỏng cơm có trọng tâm cơ thể cao hơn các võ sĩ thấp, do đó họ thường dễ bị gạt ngã hơn"

Dù vậy, không có điều gì là tuyệt đối. Những người chân dài rất dễ dàng thực hiện triangle choke (khóa tam giác) vì chân dài sẽ dễ với được đến kheo để khóa. Tương tự Anaconda và Brabo Choke, một người tay ngắn cũng sẽ rất khó vòng qua đầu đối thủ để thực hiện khóa.

Thế nên, dù ảnh hưởng rõ rệt đến đấu pháp của võ sĩ, chiều cao không thực sự là một nhân tố mang tính quyết định để giành chiến thắng. Kỹ thuật, kinh nghiệm, và việc lựa chọn chiến thuật chính xác có vai trò quan trọng hơn nhiều.

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm