Sửa soạn tâm lý như thế nào về việc dính chấn thương võ thuật?

thứ sáu 21-9-2018 23:48:41 +07:00 0 bình luận
Chấn thương võ thuật thường là những tác động sinh - vật lý, nhưng bên cạnh việc điều trị, "reset" tâm lý cũng là điều hết sức quan trọng trong việc phục hồi chấn thương.

Chấn thương võ thuật thường là những tác động sinh lý, nhưng bên cạnh việc điều trị, chấn chỉnh tâm lý cũng là điều hết sức quan trọng và tạo nên sự hồi phục tích cực.

Nếu bạn đang dính chấn thương võ thuật hay tập luyện một môn võ có tỉ lệ "ăn hành" cao, hãy ghi nhớ những điều sau:

Cố gắng không có nghĩa là ngu ngốc

Hầu hết người tập võ đều coi trọng sự kiên cường, sức chịu đựng và khả năng vượt qua trở ngại. Điều đó đúng, nhưng với chấn thương võ thuật thì không.

Sửa soạn tâm lý như thế nào về việc dính chấn thương võ thuật? - Ảnh 1.

Trong chấn thương võ thuật, đôi khi tâm lý mới là trở ngại chứ không phải cơn đau.

Khác với người tập bình thường, tâm lý võ sĩ lại rất cẩn thận và không "chơi lầy" trong quá trình phục hồi chấn thương. 

Việc cố gắng đến phòng tập khi đã gãy xương bàn tay hay đứt dây chằng gối chỉ khiến bạn có nguy cơ vĩnh viễn không còn lao động được bình thường chứ đừng nói là bước lên võ đài.

Đây là đời thực. Hãy học theo tâm lý võ sĩ chuyên nghiệp chứ không phải truyện tranh hay phim ảnh.

Sửa soạn tâm lý như thế nào về việc dính chấn thương võ thuật? - Ảnh 3.

Các võ sĩ chuyên nghiệp luôn có sẵn tài chính cho việc phục hồi chấn thương võ thuật

Luôn chuẩn bị tài chính cho việc phục hồi chấn thương

Võ sĩ luôn có sẵn tài chính cho việc phục hồi chấn thương võ thuật, họ có các khoản bảo hiểm, tiền để dành, kế hoạch dự phòng. Hầu hết những người tập võ bình thường không để ý đến những điều này.

Bó bột một vết gãy xương chỉ tốn vài trăm nghìn đồng nhưng xử lý một ca đứt dây chằng tốn gấp 40 lần con số đó. Hãy luôn tìm hiểu và nhớ rõ môn võ của bạn tiềm ẩn nguy cơ chấn thương như thế nào, có thể tốn kém tới mức nào và chuẩn bị cho nó.

Hiểu rõ mức thiệt hại của chấn thương võ thuật vừa giúp bạn tập luyện cẩn thận và ý thức hơn, vừa giúp bạn đỡ căng thẳng khi "chuyện đã rồi".

Khi dính những chấn thương khủng khiếp này, các võ sĩ MMA có khi vẫn thoải mái hơn việc bạn bị trật cổ tay. Họ có bảo hiểm, còn bạn ngày mai phải đến văn phòng!

Tự nhủ "đau chỗ này tập chỗ khác"

Rất hiếm khi bạn chấn thương tới mức "phế toàn thân". Việc đứt dây chằng gối có thể khiến bạn hủy bỏ gần hết bài tập, nhưng không khiến bạn gặp trở ngại khi đẩy tạ hay tập cổ tay khi chờ phục hồi chấn thương.

Kể cả khi xui xẻo cực độ đến mức gãy xương sườn (đồng nghĩa với việc không thể tập nặng), việc xem kỹ các video clip hướng dẫn vẫn là điều đáng làm.

Sửa soạn tâm lý như thế nào về việc dính chấn thương võ thuật? - Ảnh 6.

Hãy học theo tấm gương của Tony Ferguson, dù bó bột chân nhưng vẫn tập tay

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm