Những mẫu áo đấu ở NBA ngày xa xưa khác xa với ngày nay và hãy nhìn lại lịch sử phát triển của nó qua từng thời kỳ.
Trong những năm 1950 của thế kỷ trước, các đội bóng mặc mẫu đồng phục được thiết kế giống hết của Syracuse Nats, đội bóng tiền thân của Philadelphia 76ers ngày nay. Thiết kế đơn giản, kiểu chữ cơ bản, số áo được phổ biến và quần thi đấu có dây nịch bên trong là những gì ta đang được thấy.
Những bộ đồng phục thi đấu có sự tiến hóa đầu tiên ở dây lưng quần khi các sợi dây nịch dần được thay thế bằng các sợi dây thun satin đàn hồi. Đáng chú ý năm 1952, Minneapolis Lakers, đội bóng tiền thân của Los Angeles Lakers ngày nay thậm chí còn đồng bộ các họa tiết tới từng chiếc tất.
Đây là bằng chứng đầu tiên của một chiếc áo phông cho đội bóng. Đồng phục NBA thời kỳ đầu tập trung ở phần lỗi cùng với các màu cơ bản.
Những đổi mới của đồng phục thi đấu tại NBA bắt đầu xuất hiện từ cuối những năm 1960, chứng minh bằng vệt đỏ chắn ngang bụng trên chiếc áo mà Wilt Chamberlain đang mặc. 76ers vẫn lại là đội đi tiên phong về thời trang áo đấu tại NBA thời điểm đó.
Atlanta là đội đầu tiên công bố mẫu áo đấu có thiết kế hỗn hợp giữa nhãn hiệu, những con số và những đường viền. Đây cũng là lần đầu chúng ta thấy logo của NBA được in trên quần thi đấu.
Giữa những năm 1970, bộ đồng phục của ABA, một giải đấu bóng rổ cổ xưa ở Mỹ đã thiết kế bộ áo đấu đầy phá cách và thay thế hoàn toàn quần sọt sử dụng thun quần.
Vào cuối những năm 1970, bộ đồng phục với những họa tiết ngôi sao của Washington đã vượt qua giới hạn truyền thống.
Nuggets sau đó đã nâng tầm của mẫu thiết kế do Bullets sáng tạo với những đường chân trời Denver, màu sắc rực rỡ và số áo trên ngực trái.
Dàn cầu thủ tham dự kỳ Slam Dunk Contest năm 1985, cuộc thi úp rổ nổi tiếng của NBA. Các cầu thủ mặc đồng phục truyền thống trong khi đồng phục của Larry Nance thuộc đội Phoenix Suns lại có phông chữ phương Tây và một nút dây kéo trên quần sọt.
Champion trở thành nhà tài trợ chính thức đầu tiên trong lịch sử NBA vào năm 1989 và tiến hành đồng bộ hóa tất cả các mẫu áo đấu.
Champion sau đó bắt đầu tùy chỉnh kích thước của quần thi đấu dựa vào chiều cao và cân nặng của cầu thủ.
Giữa những năm 1990, Grizzlies đã mở đầu trào lưu in họa tiết lên đồng phục. Đội bóng này đã hợp tác với một nhà thiết kế người Mỹ bản địa để tạo nên bản phối này.
Raptors có một số thú vị với mẫu áo đầu trông như bị móng vuốt khủng long cào và hình một chú khủng long "đáng sợ."
Những năm giữa thập niên 1990 là giai đoạn bùng nổ về nghệ thuật in đồ họa trên đồng phục và Pistons cũng không bỏ lỡ khi cho ra đời mẫu đồng phục thi đấu có thiết kế trừu tượng.
Một sự thay đổi rất lớn dã diễn ra vào cuối những năm 1990 và đầu thiên niên kỷ mới, nơi các đội bóng duy trì sự đồng bộ đồng phục thi đấu, tôn trọng quá khứ và thêm một số cải tiến.
Trong mùa giải cuối cùng của mình trước khi đổi tên thành Charlotte Hornets, Bobcats đã cho ra mắt bộ đồng phục được xem là thảm họa nhất trong lịch sử NBA.
Mardi Gras là một lễ hội truyền thống và ý nghĩa đặc biệt ở New Orleans cũng như ở Hornets. Chính vì vậy New Orleans Pelicans thường xuyên cho ra mắt những bộ đồng phục thi đấu mang đậm bản sắc của lễ hội Mardi Gras vào mỗi dịp lễ hội diễn ra.
Trong mùa giải 2001-02, Lakers đã khoác lên mình bộ đồng phục thi đấu gồm bốn chữ viết tắt ở trước ngực "M.P.L.S." để tôn vinh Minneapolis Lakers, đội bóng tiền thân của mình. Để rồi mở đầu cho trào lưu tôn vinh quá khứ của các đội bóng bằng những bộ đồng phục thiết kế riêng.