1. Sau khi giải nghệ, Michael Jordan trở lại NBA thêm một lần nữa cùng Washington Wizards và kém thành công hơn
Trong phim tài liệu The Last Dance, Michael Jordan từng chia sẻ thời còn thi đấu rằng ông muốn giải nghệ trong vinh quang, điều mà sau đó ông đã làm hậu chức vô địch NBA năm 1998.
Tuy nhiên, MJ đã làm trái lại lời nói của mình khi ông không thể từ chối sự cuốn hút của trái bóng cam. Sau 3 mùa giải rời xa NBA, Jordan đã tái xuất với Washington Wizards.
Dù đã lớn tuổi, nhưng Michael Jordan vẫn ra sân 142 trận và ghi trung bình hơn 21 điểm/trận. Ông thậm chí còn xuất hiện ở 2 trận All-Star Game.
2. Rời xa sự nghiệp, nhưng Michael Jordan vẫn phát triển Jordan Brand
Sự nổi tiếng của Jordan vào thập niên 1990 đã đưa bóng rổ thành môn thể thao toàn cầu. Cùng với đó, thương hiệu Air Jordan cũng cất cánh. Đến năm 1997, Jordan Brand được tách ra khỏi Nike để trở thành một thương hiệu riêng.
Dù Michael Jordan đã giải nghệ, nhưng sự nổi tiếng của những đôi giày Air Jordan không hề giảm đi. Ngược lại, chúng dần trở thành những mẫu giày vượt xa ra khỏi sân bóng rổ, gia nhập vào mảng thời trang đường phố như một món phụ kiện “hot".
Đặc biệt là với Michael, ông truyền lại ngọn lửa cho một thế hệ cầu thủ trẻ hơn như Carmelo Anthony, Chris Paul hay gần đây hơn là Russell Westbrook, Jayson Tatum và Zion Williamson… Bất kỳ cái tên nào được chọn để gia nhập Jordan Brand, họ đều là những người mang tính cách đặc biệt, góp phần mở rộng độ phủ của những đôi giày Jordan ra toàn thế giới.
Đến tháng 12 năm 2019 vừa qua, Jordan Brand chạm cột mốc mới khi có quý đầu tiên trong lịch sử đạt doanh số 1 tỷ đôla.
3. Michael Jordan bá đạo nhưng là một lãnh đạo đội bóng không mấy ấn tượng
Trước khi chính thức giải nghệ, Jordan đã trở thành giám đốc kỹ thuật của Washington Wizards.
uy nhiên, khoảng thời gian nhậm chức này không hề tốt đẹp với MJ khi ông là người đã chọn Kwame Brown ở lượt đầu tiên tại NBA Draft 2001.
Khổ nỗi, Brown được coi là một trong những cái tên “xịt" nhất lịch sử Draft, điều luôn ám ảnh Michael Jordan cho đến tận ngày nay.
Sau khi rời khỏi chiếc ghế ở Washington Wizards, Jordan tái xuất vào năm 2010 khi trở thành chủ sở hữu chính của Charlotte Bobcats, tiền thân của Charlotte Hornets ngày nay.
4. Michael Jordan đã dẫn dắt con trai đến NCAA Division I
Jeffrey Jordan, con trai cả của Michael Jordan đã chơi 2 mùa giải cho Đại học Illinois trước khi chuyển trường đến Central Florida để thi đấu thêm 3 mùa giải nữa.
Tuy nhiên, đó cũng là thành tựu ấn tượng duy nhất về bóng rổ mà các con trai của Michael có được. Không người con nào của MJ lọt vào được NBA và giờ đây, họ đang kinh doanh hoặc làm việc ở những mảng khác nhau tại Mỹ.
Trong một buổi phỏng vấn gần đây với đại ABC, hai người con trai của MJ là Jeff và Marcus thú nhận rằng cả hai chưa bao giờ đánh bại được Jordan khi thi đấu 1-1.
5. MJ “lên xe hoa" hai lần. Lần gần nhất vào năm 2013 khi ông đã 50 tuổi
Tháng 9 năm 1989, Michael Jordan kết hôn lần đầu tiên với bà Juanita Vanoy, có 3 người con bao gồm 2 con trai Jeffrey - Marcus và con gái Jasmine.
Sau nhiều lần “gương vỡ lại lành", cặp đôi Jordan và Vanoy đã li dị vào tháng 12 năm 2006.
Đến lễ Giáng Sinh năm 2011, Michael Jordan đã cầu hôn người Yvette Prieto sau nhiều năm tìm hiểu trước khi kết hôn lần vào tháng 4 năm 2013.
Một năm sau, Yvette Prieto sinh cho Michael Jordan một cặp song sinh nữ là Victoria và Ysabel.
6. Michael Jordan lặng lẽ dẫn dắt Kobe Bryant, chia sẻ mối quan hệ cực kỳ thân thiết
Lời chia sẻ trong nước mắt của Michael Jordan ở lễ tưởng niệm Kobe Bryant đã cho thấy tình cảm mà ông dành cho người “em trai" là lớn đến chừng nào.
Jordan đã kể lại những câu chuyện về việc Kobe nhắn tin cho ông vào lúc 2 giờ sáng để xin lời khuyên. Thậm chí trong cả việc dạy con, Bryant cũng muốn được nghe những chia sẻ từ Michael Jordan.
“Khi Kobe Bryant ra đi, một phần trong tôi như đã chết", Michael Jordan tưởng nhớ về Kobe.
7. Ông được đưa vào Sảnh danh vọng Hall of Fame năm 2009, nơi sản sinh “meme" huyền thoại về Michael Jordan
Trái ngược với hình ảnh Michael Jordan lạnh lùng thời còn thi đấu, bài diễn văn tại Sảnh danh vọng đã cho thấy khía cạnh con người của ông, một người đầy tình cảm và rất dễ rơi nước mắt.
Ông chia sẻ rất nhiều điều, bao gồm cả những câu chuyện hay và cả những lời khiêu khích gửi đến những kẻ đã nghi ngờ hoặc xem thường ông trong quá khứ.
Tuy nhiên, điểm đáng nhớ nhất tại buổi lễ ấy chính là hình ảnh Jordan chìm trong nước mắt, thứ đã trở thành “meme" được cư dân mạng sử dụng hàng chục triệu lần trong suốt nhiều năm trời.
8. Michael Jordan từng nhận Huân chương tự do từ Tổng thống Mỹ Barrack Obama
“Michael Jordan của một lĩnh vực nào đó... Ấy chính là cách để người ta nói về một người rất giỏi việc mình đang làm”.
Đây là lời nhận xét của Tổng thống Mỹ Barack Obama khi chuẩn bị trao huân chương tự do cho Michael Jordan, huy hiệu cao quý nhất trong lĩnh vực dân sự.
“Ông ấy còn hơn cả một cái logo, hơn cả những meme thần thánh trên internet. Hơn cả một người hoạt động tích cực trong lĩnh vực từ thiện và hơn cả một ông chủ luôn đứng vững cùng những người đồng nghiệp của mình trong lúc khó khăn.
Đó chính là Michael Jordan. Ông là Michael Jordan của sự vĩ đại. Ông là định nghĩa về một người làm rất giỏi về một điều gì đó mà bất kỳ ai cũng phải công nhận. Hiếm khi chúng ta thấy được một người như ông!”.
9. Chính thức trở thành tỷ phú
Vào năm 2014, Michael Jordan trở thành cầu thủ đầu tiên trong lịch sử NBA trở thành tỷ phú.
Lúc đó, ông được Forbes định giá khối tài sản 2.1 tỷ đôla và đứng thứ 4 trong danh sách tỷ phú da màu, xếp sau Robert Smith, David Steward và Oprah Winfrey.
Việc trở thành tỷ phú năm 2014, hơn một thập kỷ sau khi giải nghệ cho thấy khả năng kiếm tiền sau sự nghiệp NBA của Jordan là khủng như thế nào.
10. Giàu tiền nhưng cũng giàu tình nghĩa. Michael Jordan là một nhà "siêu" hảo tâm
Việc dùng tiền của Michael Jordan không chỉ xoay quanh chơi golf hay đánh cược. Trong suốt 14 năm từ 2001 đến 2014, MJ duy trì tổ chức giải golf từ thiện hằng năm để hướng đến nhiều quỹ từ thiện khác nhau.
Ngoài ra, thương hiệu Jordan Brand cũng cùng với “Ngài Air" hoạt động không mệt mỏi trong việc tìm kiếm và tài trợ cho các đơn vị bảo vệ trẻ em khó khăn, tạo điều kiện cho nhiều bé vô gia cư có cơ hội ăn ở hay tiếp xúc với học hành.
Không những vậy, hàng triệu đôla mỗi vẫn được Michael Jordan cùng các thành viên trong gia đình gửi đến những đơn vị từ thiện, những nơi gặp thiên tai hay dịch bệnh…
Nổi bật là 2 lần Michael Jordan đã gửi lần lượt 5 triệu đôla để hỗ trợ nạn nhân của siêu bão Katrina và quyên góp toàn bộ tiền lương thi đấu một mùa của mình cho gia đình những nạn nhân của thảm hoạ 11-9.